18:21 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

DQ11 - giống lúa chất lượng chinh phục nhà nông

Chủ nhật - 02/10/2016 23:10
DQ11 còn hơn KD18 về chất lượng gạo trong, hạt thon dài, không bạc bụng. Cơm dền, vị đậm, lưu qua đêm vẫn mềm và giữ được hương thơm đặc trưng...
Nhiều nơi hồ hởi đón nhận lúa DQ11

Nhiều nơi hồ hởi đón nhận lúa DQ11

Vừa đi hội thảo đầu bờ lúa mùa 2016 về, lão nông Lại Thế Hiền (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) xòe ngay túm giống DQ11 hồ hởi khoe với chúng tôi: "Lúa tốt lắm các anh ạ, chắc chắn trên 2,5 tạ 1 sào, nếu gieo cấy vụ xuân còn cho năng suất cao hơn nhiều".

Để chứng minh cho lời nói của mình, lão Hiền mở sổ đọc cho chúng tôi nghe từng chi tiết đong đếm được tại ruộng: Số khóm/m2: 38. Số bông hữu hiệu/khóm: 8. Số hạt trung bình/ bông: 180. Trọng lượng 1.000 hạt: Khoảng 20gr. Trừ 30% xác xuất sai số đo đếm, năng suất vẫn còn 2,7 tạ/sào.

Bà Nguyễn Thị Tuyết (làng bên) sau khi thăm cánh đồng trình diễn DQ11 cũng trầm trồ: "DQ11 tốt thật, bông dài, tỷ lệ hạt chắc cao, trỗ thoát cổ bông, ít sâu bệnh, tới ngày gặt rồi mà cả khu ruộng 20ha, lúa vẫn đứng chong chong, bộ lá còn nguyên như màu lá gừng... Đây là những đặc tính thực vật cho phép khẳng định ruộng lúa sẽ năng suất cao. So với giống KD18 gieo cấy kề bên, DQ11 vượt trội hơn rất nhiều.

Kỹ sư Nông học Trần Thị Tuyết Hương - Phó Trưởng phòng NN-PTNT Tiên Lữ so sánh, giống DQ11 có bộ lá đứng, các lá công năng dài, dạng lòng mo, giúp cây sử dụng ánh sáng trong quang hợp hiệu quả hơn, khả năng tích luỹ chất khô vào hạt tốt hơn, năng suất sẽ cao hơn so với nhiều giống đang gieo cấy không có được những đặc tính ưu tú này.

Bằng kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp lâu năm của mình, ông Đinh Văn Thôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ đánh giá: "Một giống lúa dù có nói hay đến mấy, mà không chinh phục được nông dân trong vụ mùa, thì không thể nói là giống tốt. Vì thời tiết vụ xuân thuận cho cây lúa hơn nhiều so với lúa vụ mùa".

Có thể nói, vụ mùa 2016 là vụ thời tiết khí hậu diễn biến rất cực đoan, nắng nóng gay gắt, mưa nhiều, gió bão cũng lớn hơn cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm, nhưng giống DQ11 vẫn đạt năng suất cao hơn lúa KD18 từ 12 - 15% và không nhiễm bệnh bạc lá.

DQ11 còn hơn KD18 về chất lượng gạo trong, hạt thon dài, không bạc bụng. Cơm dền, vị đậm, lưu qua đêm vẫn mềm và giữ được hương thơm đặc trưng. Đây là điều rất quý, mở ra cơ hội lớn cho bà con nông dân lựa chọn giống thâm canh cánh đồng lớn.

Để gieo cấy lúa DQ11 đạt năng suất cao, nhóm tác giả giống DQ11 - Cty TNHH Vật tư Nông nghiệp Hồng Quang (Ninh Bình) khuyến cáo:

Giống DQ11 thích hợp gieo cấy trên các chân ruộng vàn, vàn thấp.

Vụ xuân gieo mạ từ 1 - 5/2, gieo sạ 5 - 10/2. Vụ mùa gieo mạ từ 5 - 15/6, gieo sạ 10 - 20/6.

Với các chân ruộng chủ động tưới tiêu, nên gieo sạ hoặc cấy bằng mạ sân gieo trên nền đất cứng để ruộng lúa dễ đạt năng suất cao và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

Một số chân ruộng thấp khó tiêu nước chủ động, có thể gieo cấy mạ dược nhưng phải làm vòm nilon chống rét cho mạ xuân và chủ động biện pháp phòng mưa trôi mạ mùa.

Lượng giống (1 sào Bắc bộ): 1,7 - 2,0kg (lúa cấy); 1 - 1,2kg (lúa gieo sạ).

Làm mạ: Hạt giống cách vụ ngâm 25 - 30 giờ, giống liền vụ ngâm 40 - 45 giờ. 6 - 8 giờ đãi chua thay nước 1 lần.

Ủ giống trong các vật dụng bằng tre nứa hoặc bao tải đay. Ngày cho ăn nước 2 lần (sáng, tối). Khi mầm giống dài bằng 1/2 hạt thóc thì đem gieo.

Cấy khi mạ sân đạt 3 - 3,5 lá, mạ dược 4,5 - 5,0 lá.

Mật độ: 32 - 35 khóm/m2, mỗi khóm 2 - 3 dảnh, cấy nông tay (sâu 2 - 3cm).

Nguyên tắc cấy: Sâu - nông (ruộng sâu cấy trước, ruộng vàn, vàn cao cấy sau).

Phân bón cho vụ xuân: Đạm urê: 8 - 9kg; Lân supe: 12 - 15kg, Kali Clorua: 4 - 5kg. Phân chuồng: 300 - 400kg hoặc phân hữu cơ vi sinh: 30 - 40kg.

Lượng phân vụ mùa như vụ xuân nhưng vụ mùa lượng đạm giảm còn 7 - 8kg.

+ Bón lót sâu 100% phân lân + 100% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh + 30% lượng đạm (vụ xuân) hoặc 50% lượng đạm (vụ mùa) + 20% lượng kali.

+ Thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh) 60% lượng đạm (vụ xuân) hoặc 40% đạm (vụ mùa) + 30% kali kết hợp cào cỏ sục bùn.

+ Thúc lần 2 (khi lúa đứng cái, làm đòng): 50% lượng kali, nếu lúa xấu bón nốt 10% lượng đạm còn lại.

Chú ý: Không được bón phân lai rai.

Thăm đồng phát hiện sâu bệnh kịp thời, phòng trừ theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành.

Theo Th.s Nguyễn Hải Yến/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 341

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 820664

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64806608