10:49 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đắk Lắk: Nâng vị thế cà phê Việt bằng chất lượng

Chủ nhật - 17/03/2019 08:57
Tuần qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội thảo phát triển cây cà phê đặc sản Việt Nam, nhằm tìm hướng đi mới cho cà phê Việt

Theo đó, Đắk Lắk phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, tìm hướng đi mới cho  cà phê Việt.

c-fe-692.jpg

 Thu hoạch cà phê đặc sản ở Đắk Lắk

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đến năm 2017, diện tích cà phê cả nước trên 664.000ha, sản lượng trên 1,5 triệu tấn/năm. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên có 577.000ha, chiếm 89,6%.

Lợi ích từ cây cà phê mang lại cho người trồng khá cao, song, phần lớn người dân thâm canh không đúng quy trình kỹ thuật, lạm dụng phân bón, thuốc BVTV và lãng phí nguồn nước tưới.

Điều tra mới đây, tại Tây Nguyên, tổng tổn thất trong toàn bộ chuỗi sản xuất và chế biến cà phê nhân, khoảng 11,85% khối lượng (tương ứng 15,21% giá trị).

Niên vụ 2016-2017, tổng sản lượng cà phê Tây Nguyên là 1,37 triệu tấn, giá trị xuất khẩu 45.000.000 đồng/tấn, tổn thất về kinh tế lên đến 9.377 tỷ đồng.

Cả nước hiện có 150 doanh nghiệp xuất khẩu, hơn 3.000 đại lý thu mua cà phê, trong đó, có 13 doanh nghiệp FDI nhưng chỉ 1/3 số doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu...

Cà phê nhân chủ yếu để xuất khẩu (chiếm 90%), nhưng hầu hết doanh nghiệp Việt, bán hàng thông qua 26 đầu mối, và doanh nghiệp nước ngoài, chưa tiếp cận trực tiếp với các nhà rang xay thế giới…

 Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho rằng, trong chính sách phát triển cà phê, chúng ta còn chạy theo số lượng. Chưa chú trọng chất lượng, vì vậy, khi người ta mua hàng đã xếp hạng vào nhóm cà phê chất lượng thấp, và thể hiện ở giá “trừ lùi”; còn các quốc gia khác thì được cộng thêm.

“Lâu nay chúng ta đối xử với hạt cà phê tầm thường quá, hái cả hạt xanh, đỏ ào ào, hạt gì cũng tuốt hết mà đòi mua giá cao sao được”, ông Minh nhấn mạnh.

 Vì vậy, ông Minh cho rằng, chúng ta phải nâng vị thế ngành cà phê bằng chất lượng. Chính nhờ chất lượng, uy tín, danh tiếng, chúng ta mới có vị thế để thương lượng, mua bán trên thế giới.

Cà phê đặc sản có 10 tiêu chí để đánh giá, với thang điểm 100, và phải đạt trên 80 điểm.  Tuy nhiên, theo ông Minh, không phải nông dân nào cũng làm cà phê đặc sản được, do chi phí đầu tư cao.

Hiện, chưa có bộ tài liệu chuẩn hướng dẫn làm cà phê đặc sản, đặc biệt là chế biến. Hiệp hội sẽ tìm nguồn giúp, để xây dựng bộ tài liệu tập trung hỗ trợ người sản xuất.

Đồng thời, sẽ mời công ty và các nhóm nông dân liên kết để có hướng tiêu thụ bền vững, thậm chí, liên kết trực tiếp giữa người sản xuất ở Đắk Lắk và nhà rang xay ở TP Hồ Chí Minh.

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp Đắk Lắk, cà phê đặc sản là những dòng cà phê riêng, có hương vị đặc biệt, và được các khu vực thị trường ưa thích. Nếu tạo ra được hương vị đặc biệt, thì giá sẽ đẩy lên rất cao, và như vậy sẽ phân chia được lợi nhuận cho người nông dân.

Thực tế tại Đắk Lắk, cà phê đặc sản đã triển khai ở một số vùng, bắt đầu từ việc liên kết sản xuất, tạo ra những dòng cà phê mang thương hiệu riêng.

Hiện, một số vùng, nông dân đã sản xuất cà phê hữu cơ, loại cà phê phục vụ cho cà phê đặc sản, và đã thu lợi nhuận cao hơn nhiều so với sản xuất truyền thống.

Song, việc sản xuất cà phê đặc sản tại Việt Nam, vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Ông Lê Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9, cho rằng, chất lượng và thương hiệu cà phê đặc sản Việt vẫn chưa được nhiều nhà rang xay biết đến.

 Còn người tiêu dùng trong nước thì vẫn chưa hiểu cà phê đặc sản. Người sản xuất thực hiện quy mô nhỏ nên chi phí cao; giá trị giao dịch thành công hiện chỉ vừa đảm bảo chi phí.

 Ông Huy mong muốn có sự liên kết giữa người sản xuất với nhà rang xay, và chú trọng quảng bá, giới thiệu cà phê đặc sản đến người tiêu dùng.

 Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, cho biết, trong 2 năm qua, Hiệp hội đã gửi nhiều mẫu cà phê ra thế giới, được đánh giá rất cao, đủ điều kiện sản xuất cà phê đặc sản. Tuy nhiên, chúng ta cần đánh giá tổng quan về thổ nhưỡng, khí hậu, giống, phương thức canh tác; phải đảm bảo chất lượng, nếu không sẽ mất uy tín.

 Đắk Nông: Kết nối nhà vườn sản xuất sầu riêng theo chuỗi giá trị

Nhằm tránh rủi ro dịch bệnh, phát triển manh mún, mạnh ai nấy làm, các hộ trồng sầu riêng tỉnh Đắk Nông đã thành lập Câu lạc bộ sầu riêng Thiên Phú - Nhân Cơ để hỗ trợ nhau, hướng đến mục tiêu sản xuất theo chuỗi giá trị, bền vững.

n-33.jpg

 Ông Khánh Chủ nhiệm CLB, giúp nông dân sản xuất tại vườn. Ảnh Văn Tân

CLB Sầu riêng Thiên Phú - Nhân Cơ đặt điểm sinh hoạt tại xã Nhân Cơ (Đắk R'lấp), chính thức đi vào hoạt động hơn 4 tháng nay. Hiện CLB có 22 thành viên, với diện tích sầu riêng trên 40 ha.

Ngoài Đắk R’lấp, CLB còn quy tụ nhiều thành viên từ các huyện, thị xã trong tỉnh như: Đắk Mil, Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa…

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm CLB Sầu riêng Thiên Phú - Nhân Cơ thì, CLB có các tổ kỹ thuật, tư vấn, tự nguyện hỗ trợ cho thành viên kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch sầu riêng.

Đồng thời, CLB cũng là cầu nối cho các hộ dân liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt. Qua đó, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế cho các thành viên.

Theo tính toán của CLB thì 1 ha sầu riêng nếu được áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sẽ giúp nông dân giảm trên 15 triệu đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu. Còn sầu riêng lâu năm, khi ứng dụng kỹ thuật đồng bộ, cũng cho năng suất tăng khá cao.

Anh Nguyễn Văn Thành, xã Nhân Cơ cho biết: “Sau khi tham gia CLB, tôi tiếp thu được nhiều kiến thức hơn trong các buổi sinh hoạt định kỳ hay đi thăm các vườn điểm của các thành viên”.

Mặc dù CLB chỉ mới tổ chức được 4 đợt sinh hoạt, nhưng nội dung, tiêu chí luôn bám sát thực tiễn, theo tình hình thời tiết và thời điểm sinh trưởng của cây trồng.

Từ đó, các buổi sinh hoạt tập trung thảo luận, trao đổi những vấn đề thực tế như: Kỹ thuật bón phân, tỉa cành, xử lý ra hoa, chăm sóc trái, xử lý nấm bệnh…

Cụ thể, CLB đã tổ chức xử lý bệnh hiệu quả cho 2 vườn sầu riêng của ông Lê Văn Quang, với 140 cây sầu riêng và vườn ông Hồ Đông Giang, đều ở Nhân Cơ, quy mô vườn 500 cây sầu riêng bị nhiễm cục bộ, và một số bệnh thông thường. Sau khi tư vấn cho chủ vườn cách sử dụng thuốc, bệnh đã được đẩy lùi.

Do phần lớn hội viên chưa có kinh nghiệm, nên tổ kỹ thuật của CLB phải ra tận vườn để giúp các biện pháp kỹ thuật, tiến bộ trên cây sầu riêng.

Rõ ràng, đây là phương thức giao lưu, học hỏi khá thuận lợi, bổ ích mà những nông dân riêng lẻ khó có thể tiếp cận được.

Theo ông Phạm Văn Tuấn, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) thì việc tham gia CLB, giúp ông học hỏi được từ các thành viên khác rất nhiều như: Chăm sóc cây, phát hiện bệnh sớm để xử lý.

Đặc biệt, ông còn thu được nhiều kiến thức về chăm sóc sầu riêng trong quá trình trao đổi kinh nghiệm. Hiện, vườn sầu riêng của ông phần lớn đang giai đoạn kiến thiết, nhưng sinh trưởng, phát triển khá ổn định.

CLB sầu riêng Thiên Phú - Nhân Cơ là một mô hình còn khá mới mẻ ở huyện Đắk R’lấp, cũng như các địa phương khác trong tỉnh. Những người dân tham gia hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện.

 CLB có ban chủ nhiệm, hội phí do thành viên đóng góp, hoạt động theo định kỳ 1lần/ tháng. Các thành viên đều thấy được quyền lợi lớn khi tham gia, nên vừa thành lập, nhiều người ở xa, vẫn nhiệt tình tham gia và hoạt động tích cực.

Hiện, CLB định hướng phát triển vườn cây theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn cao hơn.

Qua đó, giúp nhà vườn kết nối cung ứng, tiêu thụ sản phẩm chất lượng, tiến tới khẳng định thương hiệu sầu riêng Đắk Nông với thị trường trong nước và xuất khẩu.

 Thành lập Hội Cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắc, Phạm Ngọc Nghị vừa ký quyết định thành lập Hội Cây ăn quả Đắk Lắk.

qua-99.jpg

 Sầu riêng Đắk Lắk được khách hàng ưa chuộng

Hội Cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyên, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được UBND tỉnh phê duyệt và quy định. Hội Cây ăn quả hoạt động trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk, chịu sự quản lý nhà nước của Sở NN - PTNT.

 Hội Cây ăn quả có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động. Trụ sở làm việc của Hội được đặt tại TP. Buôn Ma Thuột.

Đây là tin vui đối với người trồng cây ăn quả trên địa bàn Đắk Lắk. Từ nay, hội viên Hội Cây ăn quả, không chỉ được trao đổi, hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, giúp nâng cao năng suất, mà còn được hỗ trợ xúc tiến đầu ra cho sản phẩm, qua đó, mang lại lợi ích kinh tế một cách bền vững.

Được biết, những năm gần đây, Đắk Lắk phát triển mạnh cây ăn quả với gần 15 nghìn ha, trong đó, có nhiều loại cây ăn quả chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: sầu riêng, bơ, xoài, cây có múi.

Khai trương lò chưng cất tinh dầu sả tại xã Ea Yiêng

Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Ea Yiêng, xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc, (Đắk Lắk) vừa khai trương lò chưng cất tinh dầu sả tại buôn Kon Vang.

 Theo đó, lò được khởi công từ tháng 1-2018 với tổng vốn đầu tư 200 triệu đồng, do 12 xã viên HTX đóng góp.

lo-sa-33.jpg

 Lò chưng cất  sức chứa hơn 1 tấn sả  tươi, và 2 tấn sả khô.

 Thời gian tới, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Ea Yiêng tiếp tục phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần giảm nghèo tại địa bàn.

 Cà phê đặc sản nâng tầm cà phê Việt; kết nối nhà vườn liên kết sản xuất; thành lập hội cây ăn quả; khai trương lò chưng cất dầu sả, là tin tuần Tây Nguyên.

Theo An Như/Báo KTNT.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281


Hôm nayHôm nay : 60764

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 433591

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73480562