12:23 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đảm bảo thời gian đăng ký kinh doanh không quá 3 ngày

Chủ nhật - 30/08/2015 12:06
Theo điều tra trên 63 tỉnh thành cả nước, bình quân thời gian đăng ký kinh doanh của cả nước là 2,6 ngày chưa đến 3 ngày theo đúng quy định.

“Một cuộc đột phá thể chế lần thứ hai” - đó là những gì được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng về Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư vừa có hiệu lực từ đầu tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, sau khi thực hiện hai luật này, vẫn không tránh khỏi các vướng mắc phát sinh.

Trong chuyên mục Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời tuần này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh sẽ dành thời gian trực tiếp giải đáp những câu hỏi xung quanh các vướng mắc này.

PV: Xin chuyển đến Bộ trưởng câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp quan tâm: Thời gian qua, một số doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh gặp vướng mắc về trả dấu cũ, khắc dấu và đăng ký dấu mới, Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp tự quyết số lượng con dấu, vậy doanh nghiệp không dùng con dấu nữa  như một số nước có được không thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Hiện nay trong Luật vẫn quy định chúng ta cần có con dấu, chuyện không cần thì phải đợi các bước tiếp theo, vì hiện đang có nhiều văn bản ngoài luật doanh nghiệp vẫn yêu cầu sử dụng con dấu trong các chứng thực, văn bản pháp lý.

Vì vậy chúng ta phải dần dần điều chỉnh các văn bản đó, đồng thời cũng cần thời gian các doanh nghiệp làm quen với các văn bản mới vì bản thân các doanh nghiệp bạn hàng, các cơ quan Nhà nước khi không có dấu đóng thì cảm thấy không có tính pháp lý cho nên đây là quá trình nhận thức, cần có thời gian.

Luật mới đã hướng tới xóa bỏ con dấu theo thông lệ quốc tế, với điều kiện của Việt Nam, ban soạn thảo và các cơ quan có thẩm quyền Quyết định trước mắt cho doanh nghiệp tự Quyết định số lượng và nội dung, tự làm con dấu của mình quản lý, đây là bước tiến rất lớn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

PV: Về mã ngành nghề kinh doanh, có doanh nghiệp thắc mắc Luật cho phép doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà luật không cấm. Vậy tại sao doanh nghiệp vẫn phải kê khai mã ngành đăng ký kinh doanh trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải ghi rõ thân nhân chủ doanh nghiệp, cũng như ngành nghề dự kiến kinh doanh ban đầu vì liên quan đến mã số thuế để các cơ quan chức năng tính toán phân ngành kinh tế, loại hình nào thuộc bất động sản, chế tạo, doanh nghiệp da giầy để theo dõi quản lý, rồi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các doanh nghiệp phản ánh trong nền kinh tế.

Đấy là điều kiện ban đầu còn giấy phép kinh doanh và hoạt động kinh doanh không phải ghi, như vậy không có vướng mắc. Thay vì trước đây doanh nghiệp phải ghi rất nhiều thứ đến nay có Luật làm ít đi thì lại muốn không phải làm gì, nếu vậy nhà nước quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp ra làm sao?

dam bao thoi gian dang ky kinh doanh khong qua 3 ngay hinh 0
Thủ tục đăng kí kinh doanh được đơn giản hóa rút ngắn thời gian.
(Ảnh: KT)
Vì nếu muốn hỗ trợ các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, phải có cơ sở tính toán doanh nghiệp kinh doanh như thế nào, có vướng mắc gì thì phải phân loại.

Thực tế các nước tiên tiến nhất cũng đều yêu cầu kê khai mã ngành kinh doanh. Lúc đầu có thể doanh nghiệp thấy hơi khó, chưa quen việc tra cứu nên trên cổng thông tin đăng kí kinh doanh quốc gia đã cập nhật toàn bộ hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam với nội dung hướng dẫn chi tiết, rõ ràng. Căn cứ theo mã số thì trong nước và quốc tế đều biết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào.

PV: Nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội chia sẻ, Luật mới rất mở nhưng thực tế triển khai đăng ký kinh doanh lại khá dè dặt. Lý do nơi đăng kí kinh doanh đưa ra là chưa có Nghị định hướng dẫn cụ thể và họ đang bị quá tải thủ tục. Xin được hỏi Bộ trưởng là tại sao Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư lại chậm ban hành như vậy?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đây là quá trình đổi mới, mà đổi mới thì rất khó khăn, nhưng chúng ta đang minh bạch hóa làm những gì thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Chỉ trong vài ngày nữa, một loạt Nghị định này sẽ được ban hành.

Trước đó, trong khi chưa ban hành, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã có hướng dẫn rất chi tiết cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đến giờ phút này về cơ bản không còn vướng mắc nhiều như ngày đầu tiên.

Thực hiện việc đổi mới bao giờ cũng làm trái với những gì thông thường, do vậy doanh nghiệp và người làm trong cơ quan nhà nước cũng bỡ ngỡ và những thủ tục mới chưa quen, nhưng chỉ 2 tháng triển khai mọi việc theo tôi nghĩ cũng đã ổn thỏa.

PV: Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thắc mắc, Luật Đầu tư sửa đổi lần này có nhiều điểm mở nhưng giờ lại cần 2 giấy là: Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nước ngoài, thay vì 1 giấy phép đầu tư như trước đây. Liệu điều này có phải là đi ngược với định hướng cắt giảm thủ tục hành chính hay không thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Cơ quan soạn thảo luật cũ trước đây cũng là Bộ kế hoạch và Đầu tư nhưng qua quá trình thực hiện thấy có nhiều vấn đề nảy sinh mà buộc phải tách ra sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và việc quản lý của Nhà nước.

Thứ nhất, trước đây Giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy đăng ký doanh nghiệp là ghép với nhau, nhưng do hai cơ quan cấp, giấy đăng ký doanh nghiệp rất đơn giản do phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư cấp trưởng phòng ký.

Bây giờ gắn với giấy phép đầu tư phải do Sở Kế hoạch Đầu tư xem xét là các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thậm chí Chủ tịch UBND tỉnh kí cấp phép cho các dự án lớn. Thậm chí các Dự án lớn hơn còn phải do Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội quyết nữa.

Vì vậy nếu để chung hai loại giấy này với nhau sẽ có hai bất cập, nếu điều chỉnh một nội dung ở bên nào thì phải chờ lâu, cho nên cần phải tách ra Giấy đăng ký kinh doanh cấp luật quy định chỉ có 3 ngày, Giấy chứng nhận đầu tư trước quy định 45 ngày bây giờ chỉ còn tối đa không 15 ngày, như vậy nếu làm cả hai thủ tục chỉ có 18 ngày tối đa.

Thứ hai, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải thực hiện đầu tư vào Việt Nam phải có Dự án, không thể vào cứ thành lập doanh nghiệp rồi mới đi tìm Dự án. Khi đàm phán TPP với Hoa Kỳ họ cũng nói rằng, quyền đấy là của mỗi quốc gia và làm như vậy là đúng. Vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam phải có dự án được cấp thẩm quyền cho phép, thì ngay sau đó họ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngay và giấy thành lập doanh nghiệp.

Do đó chúng tôi yêu cầu tách hai loại giấy đó ra, để khi điều chỉnh giấy đầu tư thì không liên quan đến giấy thành lập doanh nghiệp và không phải chờ đợi lâu, nhằm tạo sự minh bạch thuận lợi cho doanh nghiệp và trong quản lý đất nước sẽ tốt hơn.

PV: Thưa Bộ trưởng trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp thì một số đơn vị cho biết họ bị quá tải trong thủ tục, vậy thực tế này có phổ biến hay không?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đây là sự quá tải của cơ quan đăng ký kinh doanh nhà nước ở Sở kế hoạch Đầu tư hay ở Phòng đăng ký kinh doanh. Có hai lí do là trước đây họ không phải làm những công việc như bây giờ, chuyển những công việc của doanh nghiệp cho họ làm, các công việc của các cơ quan khác cũng được chuyển về cho họ.

Thứ hai là chỉ trong những ngày đầu cơ quan đăng ký kinh doanh ở Hà Nội, TP HCM là những thành phố lớn, khi luật có hiệu lực chỉ trong mấy ngày đầu tháng 7, riêng ở Hà Nội từ chỗ chỉ có 400-500 doanh nghiệp đến đăng ký, đột biến có tới 1.500-1.600 doanh nghiệp đến đăng ký. Cùng với các việc phòng đăng ký phải nhận thêm để giải quyết đã khiến khối lượng quá tải, anh em vất vả, vì vậy doanh nghiệp phải chờ đợi do số lượng đến đông.

Tuy nhiên qua cuộc điều tra toàn bộ trên 63 tỉnh thành cả nước, bình quân đăng ký kinh doanh của cả nước chỉ có 2,6 ngày chưa đến 3 ngày và đúng quy định, chỗ nào đông thì có thể dài hơn một chút./. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!./.

Nguồn tin VOV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 50598

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 540170

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73587141