07:03 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đan Phượng: Huyện đầu tiên của Thủ đô cán đích nông thôn mới

Thứ sáu - 06/05/2016 03:10
Người dân Đan Phượng phấn khởi và tự hào khi được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của TP. Hà Nội. Có thành quả như hôm nay chính là sự đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị với tinh thần làm việc quyết liệt, hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng lực của huyện.

Nghề trồng hoa ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng cho hiệu quả kinh tế cao.

Phát huy lợi thế

Trước khi XDNTM, Đan Phượng đã đạt bình quân 10 tiêu chí/xã, trong đó, hệ thống hạ tầng cơ bản đạt chuẩn. Đây là tiền đề quan trọng để huyện sớm hoàn thành nhiệm vụ XD NTM. Dù có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu XDNTM nhưng Đan Phượng vẫn chịu tác động rất lớn của quá trình đô thị hóa, khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp ổn định lâu dài, nhất là sản xuất nông nghiệp chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao.

Hơn nữa, môi trường nơi đây bị ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề, việc xử lý rác thải, tiêu thoát nước thải sinh hoạt trong khu dân cư luôn là áp lực lớn. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất nông nghiệp có nhiều khó khăn hơn so các địa phương khác...

Chính vì vậy, trong XDNTM, Đan Phượng xác định lợi thế là huyện ven đô nên tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Đồng thời, quy hoạch và xây dựng 6 cụm công nghiệp làng nghề, phát triển 534 doanh nghiệp, thu hút 6.200 lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,8 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,2%.

Cùng với đó, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ vượt bậc với 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang luôn được duy trì. Toàn huyện có 45 làng đạt danh hiệu văn hóa, 90% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa.

Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với hàng nghìn mô hình sản xuất hiệu quả; đưa cây - con có giá trị cao vào thay thế sản xuất truyền thống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiếp cận thị trường tiêu thụ. Do đó, bình quân 4 năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,4%/năm.

Nhiều cách làm hay

Với khâu đột phá là chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đa số các xã trong huyện đã chuyển sang trồng hoa, cây ăn quả, hình thành các vùng chuyên canh cho giá trị kinh tế cao. Điển hình là mô hình chuyển đổi trồng lúa và hoa màu năng suất thấp sang trồng hoa ly của anh Nguyễn Đăng Thắng ở xã Song Phượng.

Theo anh Thắng, để trồng hoa ly thành công, phải chú ý tới thời tiết. Bởi, hoa ly không chịu được khí hậu khắc nghiệt, cần phải che mát bằng lưới để giữ lượng ánh sáng vừa phải; đồng thời, đất phải được làm trước hai tháng cho đủ độ tơi và ẩm cho cây phát triển. Những củ hoa ly phần lớn được gia đình anh nhập từ Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển...

Qua hơn ba năm thực hiện, mở rộng mô hình trồng hoa ly, gia đình anh Thắng hiện có 4 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2), thu nhập 400 triệu đồng/năm; thị trường tiêu thụ không chỉ ở chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội) mà cả các tỉnh phía Bắc.

Ngoài xã Song Phượng, xã Hạ Mỗ cũng là địa phương thực hiện đề án XDNTM của Đan Phượng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiêu biểu là gia đình anh Tạ Văn Tượng ở thôn Hạ Mỗ. Gia đình anh đã đầu tư sản xuất gần 1ha hoa ly, với giá bán bình quân 150.000 - 200.000 đồng/bó,  thu nhập 600 - 700 triệu đồng/năm.

Bà Tạ Thị Bình, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp xã Hạ Mỗ, chia sẻ: “Từ năm 2012, người dân Hạ Mỗ bắt đầu chuyển sang trồng hoa ly cao cấp, đến nay, hầu hết các hộ tham gia mô hình đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài làm giàu cho gia đình, các hộ trồng ly còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương với tiền công trung bình 120.000 đồng/ngày”.

Theo: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234


Hôm nayHôm nay : 51609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 424436

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73471407