01:06 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đảng có vững, công việc mới thành công

Thứ ba - 07/03/2017 11:01
Sau Đại hội XII của Đảng, hệ thống chính trị nước ta có nhiều chuyển biến mới, hoạt động hiệu quả hơn, được nhân dân ghi nhận. Trong thành tựu chung của đất nước, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Có sự đóng góp rất quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ. Đây là một thực tế khách quan”. Vậy nhưng, để hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, các thế lực phản động, cơ hội chính trị vẫn xuyên tạc rằng: Đảng ta đang thất bại, thụt lùi về công tác xây dựng Đảng.

Cố tình đánh tráo khái niệm

Phạm Trần, một cây bút phản động lưu vong thường xuyên có những bài viết chống phá Đảng và Nhà nước ta gần đây đã có “phân tích” kiểu chụp mũ, "thầy bói xem voi" khi cho rằng: Đảng không còn kiểm soát được đảng viên nữa, “xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh” chỉ là khẩu hiệu… Nguyễn Quang Duy, một tác giả hải ngoại khác thì có cái nhìn thiên kiến, lệch lạc, chỉ ra “5 thất bại”, trong đó có hai điểm nói về công tác tổ chức, cán bộ, “củng cố bộ máy và duy trì tính trong sạch của bộ máy”. BBC, trên trang điện tử, thì đưa ra phân tích hồ đồ: Trong Đảng “xuất hiện nhiều dấu hiệu mâu thuẫn nội bộ sau một năm kể từ Đại hội XII”… Trên một số trang điện tử khác, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị gần đây lại “cảnh báo” về công tác tổ chức, cán bộ khi tung hỏa mù Đảng không chỉ “khủng hoảng về đường lối” mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) còn thừa nhận thất bại về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ; tình trạng “lãn Đảng, thoái Đảng” gia tăng.

 

Ảnh minh họa.

 

Với những luận điệu trên, họ đã cố tình đánh tráo khái niệm giữa việc Đảng ta chủ động thường xuyên tự xây dựng, tự chỉnh đốn, coi đó là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, coi phê bình và tự phê bình như đánh răng, rửa mặt hằng ngày với việc bị động trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thái độ “nhìn thẳng vào sự thật”, chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” hoàn toàn khác và không phải “tình hình đã rất nguy”, “bệnh đã nặng hết thuốc chữa” như họ rêu rao, bịa đặt.

Tổ chức có mạnh, con người có tốt thì mới làm được

Thực tế thời gian qua cho thấy, sau Đại hội XII của Đảng, hệ thống chính trị nước ta có nhiều chuyển biến mới, hoạt động hiệu quả hơn, bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước có những khởi sắc, được nhân dân ghi nhận.

Sau Đại hội XII, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công tốt đẹp, với hơn 99% cử tri đi bầu cử. Sau đó, Quốc hội kiện toàn ngay các cơ quan và các nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ trong sự đoàn kết, đồng thuận. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP đạt 6,21%, chính trị-xã hội ổn định, đất nước thanh bình. Đầu tư nước ngoài đạt gần 15 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối lần đầu tiên đạt 41 tỷ USD. Lần đầu tiên có đến 10 triệu lượt khách du lịch nước ngoài và 62 triệu lượt khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt 20 tỷ USD. Vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng cao, lần đầu tiên Đại hội Đảng toàn quốc có đến 252 điện chúc mừng từ các nước, các tổ chức quốc tế, nhiều nhất từ trước tới nay... Việc Đảng ta tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thu hút cả hệ thống chính trị chúng ta vào cuộc, được nhân dân đồng tình ủng hộ cao.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới gần đây nhận định: “Ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam là môi trường thuận lợi để các nhà hoạch định chính sách đẩy mạnh tái cơ cấu, đây là điều kiện thiết yếu để tiến tới mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất”… “Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, vừa được Quốc hội thông qua, sẽ xử lý được một số bất cập phát sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế”.

Không thể có được nhận xét khách quan ấy nếu như đất nước không có một bộ máy quản lý, điều hành tốt và không thể có bộ máy tốt nếu không có thành công trong công tác xây dựng Đảng. Hiện nay, toàn Đảng có 67 Đảng bộ trực thuộc Trung ương, gồm 58 Đảng bộ tỉnh, 5 Đảng bộ thành phố, 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương. Đảng có gần 1.300 Đảng bộ cấp huyện và tương đương (gần 700 Đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và gần 600 Đảng bộ cấp trên cơ sở). Toàn Đảng có gần 57.000 tổ chức cơ sở Đảng, với hơn 23.000 Đảng bộ cơ sở và hơn 33.000 chi bộ cơ sở; gần 1.700 Đảng bộ bộ phận, hơn 254.000 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với tổng số gần 3,8 triệu đảng viên, chiếm hơn 4% dân số cả nước. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Phải khẳng định rằng, những thành tựu trên không phải là đột biến, bất thường mà bắt nguồn từ mạch nguồn không ngừng chảy trong công cuộc xây dựng Đảng của Đảng ta. Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để đáp ứng vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình.

Hiến pháp năm 2013 và nhiều bản hiến pháp trước đó của nước ta đều hiến định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Để đáp ứng sứ mệnh ấy, Đảng ta luôn coi trọng, phát huy vai trò công tác tổ chức xây dựng Đảng như quan điểm từng được Lê-nin nhấn mạnh: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn trong cuốn “Đường Cách mệnh”: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

Vai trò của công tác tổ chức, cán bộ đối với sự phát triển của đất nước thời gian qua đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ghi nhận tại Hội nghị toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2016: “Tổ chức có mạnh, con người có tốt, cán bộ có giỏi, thông minh, sáng tạo, được nhân dân ủng hộ, đồng lòng thì chúng ta mới làm được. Nói cách khác, trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp rất quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ. Đây là một thực tế khách quan”.

Những đổi mới mạnh mẽ

TS Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an) trong một bài viết về nguyên nhân thất bại của Đảng Cộng sản Liên Xô đã nhấn mạnh việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng. Đi liền với đó là các bệnh tật: Độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới khiến cho sinh hoạt đảng mất hết sinh khí, mất hết tính chiến đấu. Cơ quan lãnh đạo cấp cao quan liêu, xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa đảng và nhân dân. Những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao gia tăng. Và khi sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực của đảng thì đó chính là nguy cơ lớn, là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ như đã xảy ra ở Liên Xô và các đảng cộng sản khác tại Đông Âu. Nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi rõ trong Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga từ năm 1903 nhưng chưa có cơ chế thực thi hiệu quả. Chính vì vậy, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững và phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ nói riêng, vai trò của công tác tổ chức, cán bộ nói chung vô cùng quan trọng.

Từ bài học đó nhìn vào thực tế công tác xây dựng Đảng hiện nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước rất đồng tình, ủng hộ trước quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc triển khai nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Ngay tiêu đề của nghị quyết và những hành động quyết liệt của Đảng ta thời gian qua đã thể hiện rất rõ tính chiến đấu, tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật”.

Hội nghị toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 được tổ chức ngày 4-3-2017 vừa qua cho thấy, Đảng ta đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác tổ chức xây dựng Đảng. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã chỉ ra nhiều định hướng mới trong công tác tổ chức xây dựng Đảng như: Tham mưu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để "một nhiệm vụ chỉ một cơ quan, một tổ chức đảm nhiệm", "một tổ chức, một cơ quan có thể làm nhiều nhiệm vụ", "một việc chỉ một người làm", "một người làm nhiều việc"; bổ sung các quy định, quy chế, hướng dẫn... bảo đảm đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa hệ thống Đảng và hệ thống chính trị. Đặc biệt, năm 2017, ngành tổ chức xây dựng Đảng đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng “4 hóa”: Hạt nhân hóa cán bộ lãnh đạo; chuẩn hóa các văn bản pháp quy; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tự động hóa tổ chức thực hiện.

Đặc biệt, tại hội nghị đã có bản báo cáo giới thiệu hàng loạt mô hình, sáng kiến, cách làm mới trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Có thể kể ra hàng loạt mô hình, cách làm hiệu quả như: Đề án 25 về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế ở Quảng Ninh; rà soát sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở TP Hà Nội, giảm được hàng chục phòng, hàng trăm đơn vị sự nghiệp… Nhiều cấp bộ Đảng đã có những mô hình rất hay trong công tác cán bộ như: Chương trình đào tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và chương trình công nhân ở TP Hồ Chí Minh; Đề án 500 tuyển chọn, tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường ở Quảng Nam; đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng; chương trình về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất, kinh doanh; quy định và cam kết xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở Quảng Ngãi; tổ chức bồi dưỡng tiếng Việt và trình độ lý luận chính trị cho cán bộ nước bạn Lào ở Quảng Trị; hỗ trợ sinh phí 2 triệu đồng/năm cho chi bộ thôn, khu phố và mua tặng bảo hiểm y tế cho đảng viên 30 tuổi Đảng trở lên ở Hưng Yên… Trong công tác tổ chức cơ sở Đảng xuất hiện nhiều mô hình phong phú như: Kế hoạch kiện toàn các tổ chức Đảng, phát triển đảng viên và thành lập tổ chức Đảng ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đắc Lắc; đề án xây dựng chi bộ kiểu mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị ở Hà Giang; chi bộ sinh hoạt theo chuyên đề hằng năm ở Phú Yên; phân công cán bộ trong thường vụ và cấp ủy về sinh hoạt Đảng ở vùng đồng bào dân tộc khó khăn tại Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc; đảng viên Bộ đội Biên phòng về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ vùng biên giới ở Quảng Trị; quy định ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện ít nhất hằng quý phải có 10 ngày đi cơ sở ở Vĩnh Long; “Sổ tay điện tử trong công tác xây dựng Đảng” tại Tỉnh ủy Bình Thuận…

Những thông tin chỉ đạo và dẫn chứng sinh động trên thêm một lần nữa minh chứng công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng ta đang ngày càng đổi mới, thành công (dù vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm) nhưng thực sự đã ăn sâu bám rễ vào thực tiễn cuộc sống. Vai trò của Đảng trong công cuộc Đổi mới ngày càng được phát huy tích cực, hoàn toàn không có chuyện thất bại, thụt lùi trong công tác xây dựng Đảng như những thông tin xuyên tạc, bịa đặt.

Theo qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295


Hôm nayHôm nay : 26412

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1085672

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72768381