18:58 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đáng nể trang trại nông nghiệp thông minh và làm du lịch độc đáo

Thứ ba - 08/05/2018 06:47
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 4/2018, tình hình thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên hầu hết các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá.
Thời tiết thuận lợi đã tác động tích cực cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ảnh minh họa (Ảnh: MP)

Thời tiết thuận lợi đã tác động tích cực cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ảnh minh họa (Ảnh: MP)

Tính đến 15/4, cả nước đã gieo cấy được 3.117 nghìn ha lúa Đông Xuân, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Theo Cục Trồng trọt, do thời tiết thuận lợi nên các tỉnh phía Nam gieo sạ được hơn 2 triệu ha lúa Đông Xuân, tăng 60.000ha so với vụ trước.

Thời tiết thuận lợi cũng tạo điều kiện cho vải, nhãn ra hoa, đậu quả nhiều. Trong tháng 4/2018, Bộ NN&PTNT đã tích cực cùng các địa phương họp bàn biện pháp chăm sóc và lên kịch bản triển khai cụ thể cho việc kết nối, tiêu thụ nhãn, vải, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp lớn cả trong và ngoài nước trong công tác chế biến, bảo quản cũng như xúc tiến thương mại, tiêu thụ quả vải cho người dân.

Ngay trong chuyến thăm Nhật Bản từ 23 - 24/4, khi làm việc với Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản - ngài Ken Saito, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đặt vấn đề mở cửa thị trường cho quả vải vào thị trường Nhật Bản và nhận được sự nhất trí, ủng hộ cao của Bộ trưởng Ken Saito. Hiện cơ quan chức năng hai bên đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để mở cửa cho mặt hàng này trước khi thu hoạch vụ vải tới.

Trên lĩnh vực thủy sản, thời tiết thuận lợi đã tác động tích cực cho hoạt động khai thác và nuôi trồng, đặc biệt là việc thả giống tôm nước lợ ở khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung. Tính chung, tổng sản lượng thủy sản 4 tháng ước đạt 2.086 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang triển khai đồng bộ các giải pháp để gỡ thẻ vàng của EC như: tổng hợp đầy đủ hồ sơ IUU và báo cáo khắc phục 9 kiến nghị của EC. Theo kế hoạch, từ ngày 16-22/5, đoàn kiểm tra của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực tế tại tỉnh Kiên Giang và Bình Định, đồng thời làm việc với các đơn vị liên quan. Từ ngày 14 - 25/5, Cơ quan Thanh tra An toàn thực phẩm Hoa Kỳ sẽ tiến hành thanh tra thực tế chương trình kiểm soát cá da trơn của Việt Nam.

Liên quan đến 2 đoàn kiểm tra của EC và Mỹ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ lên kế hoạch, chương trình hành động chi tiết và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón đoàn sang kiểm tra và làm việc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý Tổng cục Thủy sản gửi văn bản yêu cầu các địa phương chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng tự phát đào ao thả cá tra; đồng thời sớm rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định 67.

Trong tháng 4, mặc dù thời tiết thuận lợi cho trồng rừng, tuy nhiên do một số địa phương bố trí kinh phí cho trồng rừng thấp nên diện tích trồng rừng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 20/4, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 45,7 nghìn ha, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước đã thu được 888,2 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 38,14% kế hoạch năm và 168% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính đến 20/4, cả nước đã có 3.320 xã (37,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 31 xã (0,4%) so với cuối tháng 3/2018; bình quân đạt 14,25 tiêu chí/xã; còn 121 xã dưới 5 tiêu chí. Có 50 đơn vị cấp huyện thuộc 26 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, tăng 1 huyện so với cuối tháng 3/2018.

Với tinh thần quyết liệt vào cuộc triển khai các nhiệm vụ và đà tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm, ngành NN&PTNT tin tưởng có thể đạt và vượt các mục tiêu lớn của năm 2018 về tốc độ tăng trưởng 3,05%, xuất khẩu đạt 40-40,5 tỷ USD, có 39,8% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và độ che phủ rừng đạt 41,65%.

Tại cuộc họp giao ban tháng 4 và triển khai nhiệm vụ tháng 5/2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao tinh thần vào cuộc quyết liệt, sáng tạo của các đơn vị thuộc Bộ đã góp phần tạo ra những kết quả tích cực cho ngành. Trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ chú trọng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi cùng các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện nội dung Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi để trình xin ý kiến Quốc hội vào kỳ họp trong tháng 5/2018. Đồng thời, chuẩn bị nội dung để tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành.

Để chủ động ứng phó khi mùa mưa bão đang đến gần, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi và các đơn vị liên quan cần chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, hồ chứa và đập thủy lợi, nhất là những điểm đã gặp phải sự cố trong năm 2017. Bên cạnh đó, cần có các hoạt động phòng, chống thiên tai thiết thực, đảm bảo tính khả thi cao./.

Nguồn: cpv.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 202


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975662

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61297619