09:04 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dầu Tiếng: Tập trung hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn

Thứ ba - 30/08/2016 22:49
Để tiếp tục đưa ngành nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng hiệu quả cao, hiện đại; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015- 2020, Dầu Tiếng đã xây dựng chương trình đột phá phát triển nông nghiệp - nông thôn (NNNT) giai đoạn 2016- 2020. Chương trình này nhằm tiếp tục khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương để hiện đại hóa NNNT.
Mô hình nuôi bò sữa tại xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng. Ảnh: CAO SƠN

Mô hình nuôi bò sữa tại xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng. Ảnh: CAO SƠN

Từ nền tảng vững chắc
Sau hơn 5 năm thực hiện các nghị quyết, kế hoạch hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bộ mặt NNNT của huyện Dầu Tiếng đã có những chuyển biến khá tích cực. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã nâng cao sự thống nhất trong tư tưởng, nhận thức đầy đủ hơn sự cần thiết về các nội dung, yêu cầu của chủ trương đẩy nhanh thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong phát triển NNNT. Đời sống kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn ngày càng được nâng lên. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng khá, bình quân 5,64%/năm; giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 80 triệu đồng/ năm. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 36 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,91%. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đến cuối năm 2015 đạt trên 4.600 tỷ đồng, trong đó giá trị trồng trọt đạt trên 3.000 tỷ đồng, chiếm 67,53%, giá trị chăn nuôi đạt gần 1.500 tỷ đồng, chiếm 32,47%.
Trong những năm qua, huyện Dầu Tiếng cũng đã chú trọng tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho NNNT. Đến nay đã có trên 95% tuyến đường do huyện quản lý và đường liên xã được nhựa hóa; 100% đường do xã quản lý được cứng hóa bằng sỏi đỏ, trong đó có 10,5% tuyến đường được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng; 99,82% hộ được sử dụng điện; 99,8% hộ sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 70%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện 93,6%; 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 53% số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), qua 5 năm thực hiện, đến nay 9/11 xã của huyện (đạt 81,81%) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.
Tập trung hiện đại hóa
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 và Chương trình hành động số 06-CTrHĐ/HU ngày 11- 1-2016 của Huyện ủy Dầu Tiếng về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng đã xây dựng Đề án phát triển NNNT giai đoạn 2016-2020, nhằm định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nội dung nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.
Trong giai đoạn 2016-2020, Dầu Tiếng đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân tăng trên 4%, chiếm 30% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 100 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bình quân 150 triệu đồng/ha/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 - 60 triệu đồng/người/năm…
 
Nội dung của đề án cũng là chương trình đột phá của huyện trong lĩnh vực NNNT giai đoạn 2016-2020. Đó là: Tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã, thị trấn ven sông Sài Gòn, sông Thị Tính, vùng trũng thấp ven rạch suối đào ao nuôi trồng thủy sản; khai thác hồ Cần Nôm, xã Thanh An theo hướng đa mục tiêu; khuyến khích xây dựng, đầu tư phát triển vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch sinh thái đối với các xã, thị trấn này; xây dựng và phát triển thương hiệu “Măng cụt Dầu Tiếng” gắn với các mô hình kinh doanh đa dạng phù hợp với loại hình du lịch cộng đồng nhà vườn; giữ vững diện tích trồng cây cao su, xác định là cây trồng thế mạnh của huyện, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây; phát triển đàn trâu, bò, bò sữa, chăn nuôi heo, gà tập trung quy mô trang trại theo hướng công nghệ cao (trại lạnh); chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi cung cấp cho thị trường sản phẩm đặc sản như gà ta, vịt trời...; mời gọi các doanh nghiệp đầu tư hệ thống giết mổ, chế biến từ sản phẩm nông nghiệp tại chỗ; xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, chú trọng đầu tư phục vụ cho các khu sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy dịch vụ du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường một cách bền vững; xây dựng 100% xã đạt chuẩn NTM và nâng cao chất lượng các tiêu chí…
  
Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết, Đề án phát triển NNNT của huyện được xây dựng trên cơ sở khảo sát, đánh giá điều kiện thực tế của địa phương. Điểm thuận lợi thực hiện đề án này là lợi thế của vùng chuyên canh cây công nghiệp, thổ nhưỡng thích hợp cho trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Huyện cũng đã xác định phát triển kinh tế gắn với xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng giải pháp cụ thể để thực hiện đề án. Đó là hài hòa vốn ngân sách, nhân dân và doanh nghiệp; tổ chức làm cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống với bà con nông dân, trang trại; tuyên truyền sâu rộng về hiệu quả trong ứng dụng khoa học kỹ thuật; ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM.
“Sau khi xây dựng kế hoạch cụ thể, UBND huyện sẽ giao cho ngành chuyên môn xây dựng các giải pháp thực hiện từng năm, từng thời điểm cho phù hợp với đề án và điều kiện của địa phương. UBND sẽ thường xuyên theo dõi và có sơ, tổng kết quá trình thực hiện đề án từng thời kỳ để rút kinh nghiệm cũng như đề ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện thắng lợi đề án”, ông Nguyễn Mạnh Hồng cho biết.
 
 Theo CAO SƠN/baobinhduong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 54798

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1672906

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63755128