06:15 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dấu ấn sau 3 năm xây dựng nông thôn mới (Bài 10): Sẽ không chạy theo phong trào

Thứ tư - 14/05/2014 23:44
Mặc dù quá trình triển khai có rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực cao của toàn Đảng, toàn dân, Chương trình xây dựng NTM đã trở thành phong trào thiết thực, có sức lan tỏa rộng chưa từng có.
Liên quan đến quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) 3 năm qua, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đã cho biết.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam
Sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, chúng ta đã gặt hái được một số kết quả nổi bật như trình độ cán bộ cơ sở được cải thiện, vai trò chủ thể của người dân được phát huy; cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ… Theo Thứ trưởng, chương trình còn gặp những khó khăn, hạn chế gì? 

- Về khách quan, thời gian triển khai chương trình đúng lúc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng, làm ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, dẫn đến nguồn lực cho chương trình có hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 

Đây là chương trình sâu rộng trong phát triển nông thôn, nhưng cơ chế chính sách thì mới hoàn toàn, đòi hỏi phải có thời gian mới đi vào thực tiễn được. Còn về chủ quan, đến nay một số nơi cán bộ chưa hiểu rõ chương trình NTM là phát huy sức mạnh và vai trò chủ thể của người dân nên còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. 

Nhờ ứng dụng cơ giới hóa, nông dân Nguyễn Văn Hoàn (bên phải), thôn Tiền Phong, xã Phú Lâm (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có thu nhập cao từ trồng chè.
Nhờ ứng dụng cơ giới hóa, nông dân Nguyễn Văn Hoàn (bên phải), thôn Tiền Phong, xã Phú Lâm (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có thu nhập cao từ trồng chè.
Có thể nói, đến nay các chính sách cơ bản cho chương trình đã khá đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, một số địa phương đã linh hoạt ban hành thêm chính sách, cơ chế đặc thù nhằm tạo sự đột phá cho địa phương đó. Đây là chương trình mới, nên chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. 

Thời gian qua, Ban chỉ đạo đã đi kiểm tra nhiều nơi và trên cơ sở đề nghị của các địa phương, chúng tôi đã đề nghị các bộ ngành liên quan khẩn trương hoàn chỉnh các văn bản còn tồn đọng; cái nào phù hợp thì giữ lại, không phù hợp thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sung.

Mặc dù được quan tâm nhiều hơn trước, nhưng vốn đầu tư cho các xã miền núi, vùng sâu chỉ như “muối bỏ bể”, đặc biệt miền núi phía Bắc vẫn còn 7 xã “trắng” tiêu chí, vậy làm thế nào để các xã ở vùng này vực dậy, thưa ông?

- Ban chỉ đạo T.Ư đã thấy được vấn đề này và đã chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng cơ chế đặc thù để hỗ trợ thêm cho các xã khó khăn, nhất là vùng biển đảo, miền núi, vùng sâu… Nhưng cái chính là các xã phải có giải pháp khắc phục về lâu dài, nhất là chú trọng phát triển sản xuất, vì chỉ có phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân thì xã đó mới tiến tới NTM được. Riêng 7 xã “trắng” tiêu chí ở miền núi phía Bắc thì đều là những xã thuộc diện 30a, cố gắng đến năm 2015 các xã này sẽ đạt 5 tiêu chí trở lên. 

Cần phải nhắc lại rằng, 19 tiêu chí được xem là định hướng của chương trình để các địa phương lấy làm căn cứ xây dựng đề án, mục tiêu thực hiện, không phải cứ đạt 19 tiêu chí là chúng ta không làm NTM nữa. 

Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các địa phương tới đây phải tập trung mạnh vào phát triển sản xuất, trong đó ưu tiên chuyển đổi để tạo giá trị hàng hóa cao, tăng thu nhập; tập trung nâng cao trình độ dân trí và tiếp tục phát huy dân chủ cơ sở, nhất là vai trò chủ thể của người dân. 

Quan điểm của chương trình là khơi dậy nguồn lực xã hội, nhất là sức mạnh của nhân dân, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần và tạo điều để người dân nơi đó phát huy tốt vai trò chủ thể. 

Thực tế đã thể hiện đúng quan điểm này, theo đó, đến nay nguồn lực nhà nước chỉ chiếm 33,9%, còn vốn xã hội hóa khoảng 61,9%. Nếu chúng ta phát huy được tất cả các nguồn lực xã hội, chính sách, tín dụng, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nguồn lực trong dân thì xây dựng NTM sẽ rất hiệu quả. 

Năm 2014, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho chương trình là hơn 4.700 tỷ đồng, đến nay các địa phương đã triển khai nguồn vốn này như thế nào?

- Các địa phương đã phân bổ trực tiếp nguồn vốn trên qua nhiều kênh và đến nay, đã có một số tỉnh xin ứng trước vốn giai đoạn 2015 – 2016. Điều đó cho thấy các địa phương rất quyết tâm, cố gắng để hoàn thành sớm nhiệm vụ. 

Trong 3 năm vừa qua, hầu hết các địa phương đều tập trung cho cơ sở hạ tầng, nhất là đường, trường, trạm, điện, nước..., góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội các địa phương phát triển, tăng hưởng thụ cho người dân. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương làm gì cũng phải xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của người dân, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. 

Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thưởng cho các xã đạt chuẩn NTM 1 tỷ đồng vào dịp sơ kết 3 năm. Xin Thứ trưởng cho biết việc bình xét các xã đạt chuẩn NTM hiện nay triển khai đến đâu, có bao nhiêu xã được thưởng dịp này?

"Về cơ bản bộ tiêu chí NTM sẽ không thay đổi, các địa phương căn cứ vào đó để tiếp tục phấn đấu, nhưng trên tinh thần tiêu chí nào không phù hợp với đặc thù của địa phương đó thì sẽ sửa đổi cho sát thực tế, nhất là ở những xã khó khăn, bãi ngang…”. 

Thứ trưởng Trần Thanh Nam

- Tại Hội nghị sơ kết 3 năm Chương trình xây dựng NTM ngày mai (16.5), sẽ có 45 cá nhân điển hình tiên tiến được biểu dương vì có đóng góp xuất sắc, tiêu biểu cho chương trình. 

Theo báo cáo mới nhất của các địa phương, đến nay có 182 xã đạt chuẩn NTM, thuộc 36 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng đã chọn được 27 xã có nỗ lực cao để khen thưởng (thuộc những tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn). Những xã này tuy chưa đạt 19/19 tiêu chí nhưng đã đạt từ 13 tiêu chí trở lên, trong đó có 7 tiêu chí đạt thêm trong 3 năm, đặc biệt là phải đạt 2 tiêu chí cơ bản là thu nhập và giảm nghèo. 

Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng chọn 26 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện 135, 30a nhưng có nỗ lực cao trong xây dựng MTM, những xã được biểu dương theo diện này phải đạt từ 10 tiêu chí trở lên, trong đó có 5 tiêu chí tăng thêm trong 3 năm triển khai. 

Quan điểm của chương trình là không chỉ khen thưởng những xã đạt 19/19 tiêu chí, mà cả những xã khó khăn có nhiều nỗ lực nổi bật cũng sẽ được khen. Riêng trong số 182 xã đạt chuẩn nói ở trên thì mỗi tỉnh sẽ chọn ra 1 xã tiêu biểu nhất để được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và được thưởng 1 công trình hạ tầng phúc lợi trị giá tương đương 1 tỷ đồng.

Mục tiêu lúc đầu chúng ta đề ra là đến năm 2015 sẽ có 20% số xã (tương đương 1.800 xã) đạt 19 tiêu chí NTM, song trong năm 2014, chúng ta chỉ dám đặt mục tiêu 500 xã đạt NTM. Như vậy là chỉ tiêu đến năm 2015 rất khó hoàn thành, vậy chúng ta sẽ điều chỉnh ra sao, thưa ông?

- Qua khảo sát, để đạt mục tiêu có 20% số xã NTM vào 2015 là rất khó, nhưng xây dựng NTM là chương trình lâu dài, được đông đảo nhân dân ủng hộ nên chúng ta sẽ tập trung chỉ đạo làm bền bỉ, không nóng vội. Do đó, mỗi địa phương phải bàn cách huy động làm sao để cả cộng đồng cùng vào cuộc. 

Chúng tôi đánh giá chương trình này còn ngoài năm 2020 nên làm đến đâu phải chắc đến đó, không chạy theo phong trào và phấn đấu đến năm 2015 sẽ có huyện đạt NTM. Hiện nay một số huyện như Đơn Dương (Lâm Đồng), Phước Long (Bạc Liêu) tuy chưa hết khó khăn nhưng đang rất hào hứng phấn đấu để đạt huyện NTM.

Thực tế là một số nơi cũng có biểu hiện nóng vội, chạy theo thành tích nên trong các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ, chúng tôi đều đề nghị các địa phương cần lưu ý bám sát vào nội dung và thực chất của chương trình, tuyệt đối không làm theo phong trào. Bên cạnh đó, không ít xã có biểu hiện huy động quá sức dân, Ban chỉ đạo cũng đã kịp thời có công văn nhắc nhở tất cả các địa phương phải chú ý vấn đề này. 

Xin cảm ơn Thứ trưởng!
 
Minh Huệ
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301


Hôm nayHôm nay : 33540

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 551042

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778357