14:20 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư Hàn Quốc hướng vào nông nghiệp Việt

Thứ hai - 18/05/2015 04:51
Nhiều doanh nghiệp Hàn đang muốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam để xuất hàng hóa ngược trở lại Hàn Quốc.
Nông nghiệp đang là lĩnh vực rất được giới doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm - Ảnh: truyenthongkhoahoc.vn

Nông nghiệp đang là lĩnh vực rất được giới doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm - Ảnh: truyenthongkhoahoc.vn

Cùng với công nghiệp điện tử và công nghiệp nặng, nông nghiệp sẽ là lĩnh vực được doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư mạnh vào Việt Nam sau khi hai nước ký kết Hiệp định Tự do Thương mại (FTA). Ông Hong Sun, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, đã trao đổi với NCĐT về vấn đề này.

Trong tháng 5 này, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết FTA. Vậy hiệp định này sẽ tác động đến quan hệ thương mại hai chiều ra sao, thưa ông?

Năm 2014, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết một bản tuyên bố chung, đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 70 tỉ USD vào năm 2020. Hiện tại, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ ở mức khoảng 30 tỉ USD. Chắc chắn FTA sẽ giúp tăng mạnh kim ngạch giữa hai nước.

Hàn Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục ký các hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều quốc gia khác, giúp hoạt động thương mại của Hàn Quốc mở rộng ra bên ngoài. Trong đó quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam là một trong những mối quan hệ rất quan trọng.

Cơ cấu thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam là tương trợ lẫn nhau. Có nghĩa là cả hai bên đều được hưởng lợi. Chúng tôi xuất nguyên vật liệu sang Việt Nam để gia công sản phẩm rồi tiếp tục xuất sang các thị trường khác, cũng góp phần giúp cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo FTA vừa ký kết, tự do hóa giữa hai bên khá là lớn, gần 100%. Trong tương lai nào đó có thể trọn vẹn được 100% thì hay hơn.

Những lĩnh vực nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất?

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá có hai lĩnh vực được hưởng lợi nhiều từ FTA lần này và họ cũng rất quan tâm. Thứ nhất là hàng hóa nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc mở cửa rộng rãi cho các sản phẩm nông nghiệp được cho là nhạy cảm như gạo, tỏi, gừng, tôm và ớt. Những mặt hàng này hiện bị đánh thuế nhập khẩu rất cao tại Hàn Quốc, ở mức hơn 200% và lại là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh.

Hàn Quốc là một trong những nước phát triển nông nghiệp nhưng chưa đủ để dùng trong nội địa, nên phải nhập từ nước ngoài. Chúng tôi đã nhập từ nhiều nước, đặc biệt từ Trung Quốc vì lý do địa lý và giá tốt. Những sản phẩm trên của Việt Nam tuy không thua kém về chất lượng, nhưng giá cả lại không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Không biết tại sao, nhân công Việt Nam thì rẻ hơn, điều kiện tốt hơn nhưng giá lại đắt hơn. Một khi hàng Việt Nam được giảm thuế thì sẽ có thêm đầu ra và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam ở thị trường Hàn Quốc sẽ tăng lên.

Lĩnh vực thứ hai là về may mặc. FTA giữa hai nước cho phép nguyên phụ liệu trong lĩnh vực may mặc nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam có mức thuế rất thấp. Đó là lý do các công ty Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

FTA luôn được coi là chìa khóa mở đường cho dòng vốn đầu tư. Hàn Quốc hiện là quốc gia đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sản xuất điện tử và công nghiệp nặng. FTA sẽ thay đổi cơ cấu đầu tư sắp tới của Hàn Quốc tại Việt Nam như thế nào?

Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ vẫn được các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Họ không chỉ tập trung vào thị trường Việt Nam mà còn tận dụng những lợi thế của Việt Nam và cả FTA để xuất trở lại Hàn Quốc cũng như các quốc gia khác. Qua đó, Việt Nam sẽ được hưởng lợi về chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực tốt và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài công nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp đang được nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam. Thực ra đã có một số doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua, nhưng sau khi FTA được ký kết, số lượng này sẽ tăng lên nhiều hơn. Họ đã đến tìm cơ hội và muốn đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam để xuất trở lại Hàn Quốc. Đó chính là ảnh hưởng của FTA. Nếu chỉ sản xuất và hướng vào thị trường Việt Nam thì không đủ; nếu sản xuất để xuất ngược trở lại Hàn Quốc với thuế suất thấp hoặc được miễn thì sẽ tốt hơn.

Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên để sản xuất nông nghiệp, nhưng lại yếu về công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Trong khi đó, đây lại là thế mạnh của doanh nghiệp Hàn Quốc và nhu cầu dùng những sản phẩm đó của Hàn Quốc cũng rất cao. Tôi tin rằng sắp tới sẽ có rất nhiều dự án nông nghiệp của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Một lĩnh vực nữa thu hút đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc là dệt may. Do FTA giữa hai nước cho phép nguyên phụ liệu trong lĩnh vực may mặc nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam có mức thuế rất thấp, nên sẽ khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này.

Sắp tới Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó có quy định về xuất xứ hàng hóa. Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất mạnh về sản xuất sợi và chắc chắn sẽ đầu tư sản xuất sợi ở Việt Nam để xuất hàng trở lại Hàn Quốc và sang các thị trường khác nữa.

Hiện tại, có thể coi FTA đã dỡ bỏ những rào cản thương mại giữa hai nước. Vậy doanh nghiệp Hàn Quốc đang kỳ vọng sự thay đổi nào nữa ở Việt Nam để kinh doanh tốt hơn?

Mặc dù hai bên đều ký FTA, nhưng chưa phải miễn giảm 100%; hoặc với các lĩnh vực thế mạnh của Hàn Quốc như nhập khẩu ô ô thì vẫn bị hạn chế. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Ví dụ, luật của Việt Nam đưa ra để thực hiện các điều khoản của FTA cần phải có những chỉ thị hay nghị định hướng dẫn cụ thể đồng bộ. Ðôi lúc luật có hiệu lực rồi nhưng nghị định hướng dẫn lại không có. Vì thế, rất khó cho doanh nghiệp thực hiện.

Theo ông, đối với doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào Hàn Quốc, họ cần chú ý vấn đề gì, đặc biệt với hàng nông, lâm, thủy sản?

Nông, lâm, thủy sản là một lĩnh vực khá nhạy cảm với Hàn Quốc. Ở đâu cũng vậy, người nông dân luôn cần sự bảo vệ của chính phủ. Hàn Quốc là thị trường cũng khá cầu kỳ về vấn đề kiểm dịch. Nếu nói về chất lượng, hàng Việt Nam vẫn chưa có sức cạnh tranh tốt như hàng từ Thái Lan hay một số nước khác đã được nhập vào Hàn Quốc từ lâu lắm rồi.

Chính vì thế, bây giờ mới có quả thanh long và quả xoài được nhập vào Hàn Quốc. Việt Nam nên có một doanh nghiệp, hay xí nghiệp nào đó thu mua, chế biến rồi xuất đi. Nông dân Việt Nam sản xuất nhiều nhưng chưa có một doanh nghiệp đủ tầm để giao dịch quốc tế và đảm bảo hàng chất lượng và sản lượng.

Muốn cạnh tranh và nhập vào Hàn Quốc thì phải chuẩn bị thật tốt. Vì lý do bị kiểm dịch chặt chẽ, phải chuẩn bị theo lộ trình để xuất vào Hàn Quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác với một số công ty có thế mạnh của Hàn Quốc về nông nghiệp; chỉ có công ty Việt Nam thôi thì khó vượt qua được hàng rào kiểm dịch.

Theo xaluan.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1166017

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72848726