15:20 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư hạ tầng chợ: Phát triển thương mại nông thôn

Thứ tư - 17/06/2015 04:46
LSO- Trong giai đoạn 2010 – 2015, Lạng Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng hệ thống chợ trên địa bàn, tạo điều kiện để sản phẩm hàng hóa được phấn phối, lưu thông rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, thúc đẩy phát triển thương mại – dịch vụ.

hực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TU ngày 18/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh. Để khai thác, tận dụng tối đa nguồn lực, tỉnh đã chủ trương kêu gọi, thu hút đầu tư theo hướng xã hội hóa, chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn. Trong đó, tập trung đầu tư các dự án phát triển chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và chợ dân sinh tại địa bàn các xã.

 

Người dân chọn mua cà chua tại chợ  Bản Ngà, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc.  Ảnh: THẾ BẢO

Từ năm 2012 đến nay, đã có 4 chợ huyện được đầu tư xây dựng và chuyển đổi mô hình quản lý cho các doanh nghiệp gồm: chợ thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình; chợ thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập; chợ thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng và chợ thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc với số vốn xã hội hóa huy động đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 11,6 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 11 chợ đã chuyển đổi mô hình ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã chợ. Hầu hết các chợ đều hoạt động hiệu quả, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của dân cư. Trong đó có các chợ biên giới tại khu kinh tế cửa khẩu như chợ Cửa khẩu Tân Thanh, chợ Cửa khẩu Chi Ma…

Cùng với đó, nhiều chợ xã, cụm xã trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư nâng cấp, xây mới theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, nhiều chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp bằng nguồn vốn ngân sách và huy động đóng góp từ các hộ kinh doanh đã đạt chuẩn nông thôn mới như: chợ cụm trung tâm Mỏ Nhài, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn; chợ Bụt, xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng; chợ Long Thịnh xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định… Ông Lê Xuân Lô, Trưởng Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương cho biết: Hệ thống chợ trên địa bàn nông thôn đã và đang được tỉnh quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong mua bán, trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, giao thương hàng hóa trên địa bàn. Các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm chú trọng đầu tư chủ yếu theo hình thức xã hội hóa đã làm thay đổi bộ mặt khu vực cửa khẩu, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển thương mại của tỉnh.

 

Hoạt động mua bán tại chợ Đồng Bụt, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng.  Ảnh: ANH DŨNG

Hạ tầng thương mại được quan tâm và đầu tư, đặc biệt là hệ thống chợ được nâng cấp và xây mới đã góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa trên địa bàn. Dự ước trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 54.417 tỷ đồng, tăng từ 7.532 tỷ đồng năm 2010 lên 13.700 tỷ đồng năm 2015. Mức tăng trưởng bình quân đạt 12,7%/năm, lạm phát luôn được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 6.183 tỷ đồng, tăng 8,2% so với kế hoạch. Thương mại nội địa tiếp tục phát triển, thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Công tác bình ổn thị trường được hiệu quả gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đặc biệt, đến nay, hệ thống phân phối hàng hóa phát triển đa dạng, rộng khắp, các mặt hàng thiết yếu được quan tâm, cung ứng đầy đủ, kịp thời đến các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn.

Để thúc đẩy hoạt động thương mại, nhất là thương mại nông thôn, tới đây, tỉnh tiếp tục vận động, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp nhận quản lý, đầu tư xây dựng các chợ huyện, chợ xã theo quy hoạch trên địa bàn. Từ đó, dần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo môi trường giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa lành mạnh, phát triển thương mại – dịch vụ, tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra cho giai đoạn 2016 – 2020.

Theo: baolangson.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1147232

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71374547