19:43 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh cải cách TTHC lĩnh vực tài nguyên, môi trường

Thứ ba - 26/05/2015 21:48
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp để xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng với “tính chất là giao nhiệm vụ, chỉ rõ việc phải làm, ai làm, làm khi nào xong,…” nhằm thúc đẩy hơn nữa cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN&MT).
Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp để xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng nhằm thúc đẩy hơn nữa cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp để xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng nhằm thúc đẩy hơn nữa cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 26/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành hữu quan về cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự buổi làm việc.

Cải cách TTHC là để quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT nói riêng là để quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn, công khai minh bạch hơn; để tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong đầu tư, trong sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, cũng như góp phần chống tiêu cực, tham nhũng;…

Tinh thần chung là phải quyết tâm thực hiện để đạt được các yêu cầu, mục tiêu mà Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đặt ra.

Đề cập tới các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT, Thủ tướng nêu rõ, trước hết là các Bộ, ngành, các địa phương phải đề cao tinh thần trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được giao; không ngừng quán triệt, nâng cao nhận thức đối với công tác này; phải coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của mình.

Thực hiện cải cách TTHC đi đôi với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện tốt khâu đánh giá tác động, đơn giản hóa TTHC trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Cùng với đó là tiếp tục rà soát để hoàn thiện thể chế, cơ chế, trước hết là các thông tư, nghị định, quy định; cái gì chưa ban hành thì khẩn trương ban hành để thực hiện, cái gì cần sửa cũng phải sửa ngay; quan tâm giảm thời gian, cắt bỏ một số trình tự thực hiện TTHC và đơn giản hóa hồ sơ, thành phần hồ sơ trong thực hiện TTHC.

Không đơn thuần nghĩ cải cách chỉ là loại bỏ, mà có thủ tục phải tăng thêm để quản lý Nhà nước tốt hơn, chặt chẽ và hiệu quả hơn, tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp: “Phải xem xét kỹ những cái đã quy định rồi có cần không, yêu cầu gì, mục đích là gì? Khi thấy rõ yêu cầu, mục đích không cần thiết thì loại bỏ hoặc giảm, nhưng phải cải cách cho phù hợp”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Uốn nắn, phê bình những yếu kém

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, hoàn thiện, thực thi pháp luật và cải cách TTHC; hợp nhất, liên thông trong quy trình xử lý TTHC tại các Bộ, ngành, địa phương. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đôn đốc đi liền sơ kết, tổng kết, biểu dương việc chấp hành thực hiện, uốn nắn, phê bình những nơi làm yếu kém.

Nhân đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình các địa phương chậm trễ trong cải cách TTHC đất đai. Trong đó có 22 tỉnh, thành phố chưa công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai; 49 tỉnh, thành phố chưa đưa Văn phòng đăng ký đất đai một cửa đi vào hoạt động (48 tỉnh, thành phố mới lập đề án, 1 tỉnh là Quảng Ninh chưa lập đề án).

“Còn 22 tỉnh chưa công bố công khai bộ TTHC về đất đai, việc chấp hành luật là thế nào? Mà không công khai là nhiều chuyện lắm, trách nhiệm anh làm, nhưng làm u u, minh minh, dễ phát sinh tiêu cực, gây khó khăn. Sao các tỉnh làm được mà 22 tỉnh này chưa làm? Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo này là như thế nào?”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu một loạt câu hỏi.

 

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một nhiệm vụ lớn nữa được Thủ tướng nhấn mạnh là cần tăng cường hơn nữa ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản,… Quan tâm đầu tư xây dựng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về TN&MT để phục vụ đa mục tiêu, trước hết là xây dựng dữ liệu quốc gia về đất đai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu sau cuộc họp, trên cơ sở ý kiến phát biểu của các Bộ, ngành… Văn phòng Chính phủ, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp để xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ với “tính chất của Chỉ thị này là giao nhiệm vụ, chỉ rõ việc phải làm, ai làm, làm  khi nào xong,…” nhằm thúc đẩy hơn nữa cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT.

Cơ chế, chính sách, quy định TTHC ngày càng hoàn thiện

Báo cáo về tình hình và giải pháp thực hiện cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT do Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang trình bày tại buổi làm việc cho thấy, thời gian qua, công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực TN&MT tiếp tục có những chuyển biến tích cực, bảo đảm đầy đủ khung pháp lý cho việc quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của Bộ.

Cơ chế, chính sách cũng như các quy định TTHC ngày càng hoàn thiện, đơn giản hóa; đáp ứng mục tiêu quản lý Nhà nước cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, rõ ràng, minh bạch và giảm chi phí tuân thủ TTHC cho tổ chức, cá nhân; tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi cho thu hút đầu tư.

Cụ thể, trong lĩnh vực đất đai, Bộ đã công bố bộ TTHC trong lĩnh vực này gồm 41 thủ tục đối với nơi đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp (giảm 30 thủ tục); 62 thủ tục đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp (giảm 9 thủ tục); đã rà soát, bãi bỏ một số thủ tục hoặc công việc không cần thiết trong giao đất, cho thuê, cấp giấy chứng nhận.

Thời gian thực hiện thủ tục đã giảm nhiều so với quy định trước đây đối với tất cả các thủ tục, đặc biệt đối với thủ tục thu hồi đất để sử  dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công,…

Về hồ sơ thực hiện thủ tục cũng đã giảm một số loại giấy tờ phải nộp trong thành phần các loại hồ sơ; bổ sung quy định giao dịch điện tử;…

Đối với 65 TTHC trong lĩnh vực môi trường, hiện Bộ đang tiếp tục rà soát, đơn giản hóa về trình tự, thành phần hồ sơ trong quá trình xây dựng, ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị định.

Trong lĩnh vực khoáng sản, đến nay cơ bản hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực này đã được hoàn thiện.

Với 30 TTHC được công bố, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và 2 TTHC đang được Bộ rà soát để chuẩn hóa tên được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản hiện hành so với 52 TTHC thời kỳ Đề án 30, đã cắt giảm được gần 40% TTHC không cần thiết.

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, Bộ đã công bố 27 TTHC. So với trước đây, một số giấy tờ, hồ sơ không cần thiết liên quan đến kết quả phân tích chất lượng nước, giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất,… đã được bãi bỏ; đặc biệt đã thực hiện lồng ghép nộp hồ sơ đề nghị cấp phép trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (đối với trước hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển).

Ngoài ra, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực biển và hải đảo; đo đạc và bản đồ; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến;… cũng được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng thừa nhận, công tác cải cách TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ vẫn còn những hạn chế. Nhiều lĩnh vực quản lý của Bộ có tính chất nhạy cảm, phức tạp; do vậy TTHC cho dù được cải cách từ nhiều năm nay nhưng kết quả giải quyết như mong đợi của người dân và doanh nghiệp còn kiêm tốn.

Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
theo chinhphu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 488789

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70716104