02:16 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất lúa

Thứ năm - 26/03/2020 18:57
Cần Thơ đang phát triển mạnh cơ giới hóa, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
VnSat Cần Thơ hỗ trợ máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser tại HTX Hiếu Bình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

VnSat Cần Thơ hỗ trợ máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser tại HTX Hiếu Bình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Theo Sở NN-PTNT, hiện thành phố có 179 máy gặt đập liên hợp, 1.300 lò sấy đáp ứng yêu cầu gặt 98% diện tích lúa.

Trên thực tế vào vụ mùa, với cơ chế phối hợp liên vùng, khâu cắt đập đã cơ giới hóa 100% diện tích. Toàn thành phố cũng đã xây dựng được 106 cánh đồng lớn với 25.417 ha, hơn 18.000 hộ nông dân tham gia. 

Trên địa bàn còn triển khai Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSat Cần Thơ) tại 4 huyện trọng điểm trồng lúa là Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai và quận Thốt Nốt với 38.863ha, 32.231 hộ nông dân tham gia.

Xây dựng vùng dự án với quy mô 38.863ha, 32.231 nông hộ, gia tăng 30% lợi nhuận cho nông dân sản xuất lúa gạo thông qua kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc giảm lượng nước tưới, giảm phân bón và thuốc BVTV trong quá trình canh tác lúa. Tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trong vụ lúa hè thu 2020 (HT), Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSat Cần Thơ triển khai mô hình 8ha tại HTX Hiếu Bình, ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh giảm giống kết hợp với máy trang phẳng mặt ruộng bằng tia laser và “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”. Bên cạnh, triển khai mô hình 9ha ruộng đối chứng sản xuất theo truyền thống.

Ông Nguyễn Cao Khải, GĐ HTX Hiếu Bình cho biết, HTX hiện có 20 thành viên, diện tích 170ha, nằm trong cánh đồng lớn ở 3 ấp (G2, H2, F2) của xã Thạnh An với tổng diện tích 1.200ha. Vụ ĐX 2019-2020, khoảng 200 nông dân HTX và khu vực nêu trên được Dự án VnSAT triển khai 4 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác "1 phải, 5 giảm". 

Trước đây bà con gieo sạ đến 30-35 kg/công, nhưng giờ qua lớp tập huấn áp dụng “1 phải 5 giảm” nhiều xã viên áp dụng cấy máy với khoảng 9-10 kg lúa giống/công, phân đạm cũng sử dụng ít so với trước.

Theo ông Khải, cấy máy sẽ cho hiệu quả hơn sạ tay, vừa tiết kiệm giống, lúa thông thoáng đỡ sâu bệnh và ít bị đổ ngã hơn. Vụ lúa ĐX vừa qua, bình quân 1ha đất, xã viên trong HTX đạt năng suất từ 6,7-8 tấn, bán được giá cao, lời từ 30-32 triệu đồng/ha.

"Đặc biệt trong vụ lúa HT năm nay, được triển khai máy trang phẳng mặt ruộng bằng tia laser và áp dụng “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”. Liên hợp máy san phẳng này bao gồm một trụ có điểm phát laser và bộ máy kéo san đất. Từ điểm phát laser cố định, bộ máy kéo sẽ có điểm định vị và tiến hành di chuyển san phẳng mặt đất.

So với việc sử dụng máy cày, bừa truyền thống thường có độ chênh 10-30cm, sử dụng công nghệ này mặt ruộng chỉ còn độ chênh dưới 3cm. Đây là điều kiện lý tưởng cho sản xuất lúa nước, mặt ruộng bằng phẳng giúp giảm các chi phí sản xuất", ông Khải vui mừng nói.

Cấy máy giúp giảm chi phí còn 9-10 kg lúa giống/công, phân đạm cũng sử dụng ít so với trước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cấy máy giúp giảm chi phí còn 9-10 kg lúa giống/công, phân đạm cũng sử dụng ít so với trước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết: Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp gặp khó do biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, phải đổi mới theo hướng công nghệ và áp dụng cơ giới hóa để giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm.

Trong năm 2019, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã thí điểm 9 mô hình cơ giới hóa ở 2 huyện trọng điểm trồng lúa gạo là Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ. Mô hình triển khai là 0,5 ha/mô hình, có trên 270 nông dân tham gia.

Nông dân bước đầu ứng dụng tại ruộng nhà, trước tiên là giảm mật độ sạ, bón phân cân đối theo nhu cầu của cây lúa. Trong canh tác lúa, giảm chi phí lớn nhất là thuốc BVTV và phân bón.

Thực hiện thí nghiệm CoriGAP tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ với diện tích 8ha, 4 hộ gieo sạ (sạ tay, kéo hàng, máy phun hạt và biện pháp cấy) để chọn ra biện pháp gieo sạ thích hợp nhất cho nông dân trong vùng. Các ruộng thí nghiệm ở giai đoạn đẻ nhánh đang phối hợp lấy các chỉ tiêu trong thí nghiệm, các ruộng thí nghiệm lúa phát triển tốt.

Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233


Hôm nayHôm nay : 27638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1140680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72823389