06:34 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh mô hình khu công nghệ cao

Chủ nhật - 02/07/2017 10:14
Để tháo những nút thắt, rất cần sự hỗ trợ tổng hợp về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghệ được tạo ra trong khu công nghệ cao, và phải thực hiện đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, khu công nghệ cao (KCNC) là yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia dựa trên đổi mới và sáng tạo; Là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.  Vì vậy, cần có những giải pháp nhằm đẩy mạnh KCNC Việt Nam ngày càng phát triển.

Khu công nghệ cao tại Đà Nẵng vẫn còn thưa thớt

Nghị quyết số 02-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định, từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trên cơ sở chủ trương đó và với việc ban hành các văn bản pháp lý về KCNC như Luật Công nghệ cao năm 2003, Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý KCNC, mô hình KCNC đã được chính thức phát triển với sự thành lập của KCNC Hòa Lạc. Đến nay, trên cả nước đã có thêm 2 KCNC được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hiện các KCNC trong cả nước đều đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ước tính nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng trên 43 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu của KCNC là trở thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh. Đây cũng là nơi tập trung, liên kết hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo DNCNC; ứng dụng, chuyển giao CNC…

Mặc dù đã đi vào hoạt động và nhiều chính sách ưu đãi riêng nhưng các KCNC vẫn đang còn nhiều hạn chế như giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đầu tư... khiến cho việc thu hút đầu tư còn chậm. Là KCNC đầu tiên của cả nước, sau 19 năm, KCNC Hòa Lạc vẫn chưa phát  huy hết tiềm năng. Toàn khu có 78 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chậm trễ này là do giải phóng mặt bằng quá chậm bởi thiếu vốn, đến nay mới giải phóng được 84% mặt bằng. Cùng với đó là khó khăn về vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật; cơ chế thu hút đầu tư vào KCNC còn thiếu tính cạnh tranh.

Ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó Trưởng Ban quản lý KCNC Hòa Lạc cho biết, để thu hút đầu tư, ngoài chuyện giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, còn phải thúc đẩy liên kết giao thông với trung tâm thành phố Hà Nội. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng cho biết, Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển KCNC Hòa Lạc đối với việc hoàn thiện công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư cũng như xây dựng mô hình thành phố thông minh.

Tương tự, 2 KCNC tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng đang trong quá trình kêu gọi đầu tư. Nhiều chính sách ưu đãi và các chương trình xúc tiến đầu tư được triển khai đã đem lại những thành công nhất định. KCNC TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được 62 dự án đầu tư (còn hiệu lực), trong đó có 34 dự án trong nước và 28 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ 535 triệu USD.

Ban Quản lý KCNC Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 1 dự án trong nước của Viện Kỹ thuật xây dựng hạ tầng với tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng, diện tích 0,49ha. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vật liệu mới siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.

Tuy nhiên, cùng với những tồn tại đã nêu trên, các KCNC còn chưa tìm được hướng đi riêng, chưa có sự phối hợp trong xác định những lĩnh vực phát triển chiến lược nên mối liên kết, hợp tác giữa các KCNC chưa được phát huy. Chính vì vậy, để tháo những nút thắt này, rất cần sự hỗ trợ tổng hợp về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghệ được tạo ra trong KCNC, và phải thực hiện đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả cao.

Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các bộ, ngành cần chung tay tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà các KCNC đang gặp phải. Chính phủ sẽ ban hành một nghị định mới về cơ chế chính sách đối với KCNC Hòa Lạc. Đây sẽ là một nền tảng quan trọng để tạo điều kiện cho hoạt động của KCNC này trong tương lai.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 37925

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1005348

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64991292