15:16 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh xã hội hóa cấp nước sạch nông thôn

Thứ ba - 04/08/2015 03:20
Thực hiện Chương trình MTQG về Nước sạch và VSMTNT, những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã tích cực đầu tư và xã hội hóa xây dựng nhiều công trình cung cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn.
Ninh Bình đẩy nhanh xã hội hóa việc cung cấp nước sạch
Ninh Bình đẩy nhanh xã hội hóa việc cung cấp nước sạch

Trong những năm qua, trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình đã xây dựng được 105 công trình cấp nước tập trung, 7 công trình đang xây dựng dở dang và hàng nghìn công trình nhỏ lẻ khác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

Qua đó nâng tỷ lệ số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 91%, trong đó 53,5% số dân được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn nổi lên một số tồn tại, hạn chế. Ông Tống Xuân Toán, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Ninh Bình, cho biết trong số 105 công trình được Nhà nước đầu tư hiện chỉ có 82 công trình đang hoạt động; 20 công trình dừng hoạt động, trong đó 4 công trình tạm dừng để nối mạng, 16 công trình hư hỏng và 3 công trình đang chuẩn bị khánh thành.

Hiện nay, Ninh Bình đang có 5 mô hình quản lý bao gồm UBND xã, DN, HTX, tư nhân, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT. Giá bán nước thì chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị, có nơi trên 6 nghìn đồng/m3, có nơi 4 nghìn đồng/m3.

 Mặc dù, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo giá nước sinh hoạt từ 4.700 - 5.900 đồng/m3 đối với hộ sinh hoạt, 8.500 đồng/m3 đối với hộ hoạt động SX và 11.500đồng/m3 đối với hộ kinh doanh dịch vụ.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý và công nhân vận hành tại các trạm cấp nước phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu do chưa qua đào tạo; chế độ lương, phụ cấp cho công nhân còn thấp, chưa ổn định, có trạm không có lương mà chỉ có phụ cấp cho công nhân hằng tháng.

Công tác tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế, do vậy một bộ phận người sử dụng nước chưa ý thức được tầm quan trọng của nước sạch, còn lãng phí nước, lấy nước không qua đồng hồ hoặc không có trách nhiệm bảo vệ công trình cấp nước.

Công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến công trình xuống cấp nhanh chóng; tỷ lệ thất thoát nước cao, có trạm lên đến 30%, cá biệt có nơi lên đến trên 50%; chất lượng nước nhiều nơi chưa ổn định.

"Điều này gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng các công trình nước sạch tại Ninh Bình", ông Toán nhấn mạnh.

Đứng trước thực trạng đó, việc xã hội hóa đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung ở Ninh Bình là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt phương án tổng thể việc quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung theo Thông tư số 54/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

Theo đó, giao 30 công trình cho Cty CP Nước sạch và VSMTNT tỉnh Ninh Bình, 24 công trình cho Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Ninh Bình quản lý, khai thác và sử dụng, còn 54 công trình giao cho các xã quản lý và thực hiện xã hội hóa.

Với những chính sách ưu đãi của Nhà nước và của tỉnh Ninh Bình cùng với sự nỗ lực và cố gắng của các đơn vị, DN, nhà đầu tư, hy vọng rằng tỉnh Ninh Bình sẽ thực hiện thành công chương trình xã hội hóa cung cấp nước sạch đến người dân các vùng nông thôn, để 100% nhân dân có thể sử dụng nước sạch trong thời gian tới.

Theo: nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 380315

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73427286