02:55 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dạy nông dân kiểu “Cầm tay chỉ việc”, dễ làm theo, dễ thành công

Thứ sáu - 20/12/2019 17:43
Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức được 12 lớp dạy nghề về kỹ thuật thâm canh cây ăn quả, nuôi cá nước ngọt, trồng và bảo quản nấm cho tổng số 420 học viên trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với PV, bà Cao Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên cho biết: Xác định công tác đào tạo nghề cho nông dân là một khâu then chốt để thúc đẩy phát triển sản xuất, 6  năm qua (giai đoạn 2013 - 2019), Hội ND tỉnh đã hướng dẫn các cấp Hội thực hiện và tổ chức phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hệ thống hội; đặc biệt là đã quan tâm đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn.

Với mục đích tạo điều kiện cho bà con nắm được kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất. Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên nông dân trong tỉnh.

 day nong dan kieu “cam tay chi viec”, de lam theo, de thanh cong hinh anh 1

  Sau học nghề, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tuần Giáo, Điện Biên đã phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả. Ảnh: Tuấn Anh

 Ông Nguyễn Tiến Dũng- Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên cho biết: “Hiện nay, ở một số địa phương trong tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa, quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn hạn chế; địa bàn các xã phần lớn cách xa trung tâm huyện, tỉnh nên rất khó tập trung nông dân để học nghề. Trong khi các đối tượng trên 60 tuổi và dưới tuổi lao động không có kinh phí hỗ trợ học nghề nên càng khó thu hút học viên đến học… Mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy nhưng trung tâm đã rất nỗ lực để tổ chức các lớp đào tạo nghề, giúp bà con có cơ hội để nâng cao thu nhập” - ông Dũng nhấn mạnh.

Ngoài ra, đơn vị cũng yêu cầu giảng viên chuẩn bị tài liệu phục vụ giảng dạy sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và áp dụng dạy song hành giữa lý thuyết với thực hành “cầm tay chỉ việc” trên mô hình, cây trồng, vật nuôi.

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có gần 80.000 hội viên nông dân. Riêng trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, Hội ND tỉnh đã tiến hành đào tạo nghề cho gần 13.000 hội viên. Trong đó, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã dạy nghề cho gần 800 hội viên; các cấp hội phối hợp với các ngành tổ chức dạy nghề cho hơn 12.000 hội viên.

Song song với công tác tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, Hội ND Điện Biên còn gắn dạy nghề với việc phối hợp các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ nông dân sau khi học nghề như: chuyển giao KHKT; cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp trả chậm theo chính sách trợ cước của tỉnh; tín chấp vay vốn hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi...

Theo Thu Hà/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 25577

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1331882

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71559197