09:38 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để GAP có thể “sống lâu”

Thứ bảy - 25/02/2012 05:20
Có quá nhiều tổ chức, đơn vị tham gia cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Mỗi đơn vị này tự cấp giấy chứng nhận, tự ấn định mức phí thẩm định, chứng nhận cao ngất ngưởng ...
TS Võ Mai - phó chủ tịch Hội Làm vườn VN - cho rằng việc cần làm ngay bây giờ là Nhà nước phải xem xét, chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP.
"Tôi cho rằng Nhà nước cần nhanh chóng tổ chức, xây dựng ngay chuỗi cung ứng nông sản GAP để tránh tình trạng nông dân làm ra sản phẩm GAP nhưng lại không có chỗ để bán, tắc đầu ra như hiện nay"
Bà VÕ MAI
(phó chủ tịch Hội Làm vườn VN)
Nên giảm chi phí chứng nhận
Bà Mai nêu ví dụ: “Chỉ cần thanh tra 1-2 lần để lập dữ liệu cấp chứng nhận VietGAP cho 5ha bưởi mà họ lấy phí đến 70 triệu đồng. Đây là mức phí quá đắt đối với nông dân”. Vì vậy, cần phải xem xét, chấn chỉnh việc này, đồng thời xem việc thực hiện, công nhận GAP nhằm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của nông dân nên cần có kinh phí hỗ trợ từ ngân sách.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Văn Hòa, viện phó Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho biết một số mô hình được chứng nhận GlobalGAP hay VietGAP chỉ được doanh nghiệp, chính quyền hỗ trợ lần đầu. Hết thời hạn một năm thì rất ít đơn vị tái chứng nhận vì chi phí quá cao, 70-80 triệu đồng. “Muốn mô hình GAP thành công thì phải tổ chức lại sản xuất. Nhà nước không chỉ đầu tư tiền bạc mà phải xây dựng lực lượng đội ngũ cán bộ có tâm huyết và sống chết với chương trình GAP này” - ông Hòa đề nghị.
Ông Nguyễn Xuân Huy, giám đốc Công ty CP chế biến nông sản Long Giang (Tiền Giang), là người đầu tiên dám bỏ ra 23.000 USD để chứng nhận GlobalGAP cho 50ha nhãn của gia đình ở tỉnh Vĩnh Long năm 2007, nhưng vừa qua ông chỉ tái chứng nhận GlobalGAP cho nhà máy chế biến, đã kết luận: “Một mình nông dân tự lo chứng nhận, tự lo đầu ra cho sản phẩm mình thì không ai làm nổi. Nhà nước phải hỗ trợ kinh phí, phải mở rộng diện tích lớn và xây dựng thương hiệu. Nếu làm manh mún như hiện nay thì khách hàng nước ngoài không biết nên không thể bán giá cao được”.
Rộng cửa vào siêu thị
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Mai Trang - trưởng phòng marketing Saigon Co.op - khẳng định ngay từ khâu lựa chọn nhà cung cấp, hệ thống siêu thị luôn ưu tiên chọn những nhà cung cấp đạt chứng nhận GlobalGAP và VietGAP. Tuy nhiên, do các nhà vườn cung ứng chưa đều nên trái cây đạt chứng nhận GlobalGAP và VietGAP chỉ chiếm 40% tổng sản lượng trái cây của toàn hệ thống, ...
Các loại trái cây chủ yếu vẫn là vú sữa, thanh long, dưa hấu đỏ, dưa hấu không hạt, dưa lê hoàng kim...Theo bà Trang, để nâng cao tỉ lệ trái cây có chứng chỉ tại siêu thị, các nhà vườn cần có chiến lược cung ứng rõ ràng, đảm bảo chất lượng (có chứng chỉ) cũng như đáp ứng được nguồn hàng ổn định để cung cấp tới các hệ thống siêu thị. Hiện nay để tạo điều kiện cho các nhà phân phối, Co.op Mart trực tiếp đến các hợp tác xã, nhà vườn để mua nên giá các loại trái cây này thường thấp hơn ngoài thị trường 10-20%, sức mua tương đối ổn định.
Theo ông Đoàn Văn Mỹ, nguyên phó chủ nhiệm Hợp tác xã vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, cảnh báo: “Nếu không được tổ chức lại sẽ còn nhiều xã viên xin ra khỏi hợp tác xã như tôi”.


Sẽ mở rộng GAP
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), cho biết những năm qua doanh nghiệp này chưa dám ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với loại trái cây đạt chuẩn GAP nào. Lý do đơn giản là diện tích những loại trái cây trồng theo tiêu chuẩn này rất ít, sản lượng không bao nhiêu. Đối tác cần mua trái cây này nhưng doanh nghiệp không có để giao.
TS Hòa cũng cho rằng muốn sản xuất GAP bền vững, giúp nông dân yên tâm thì phải mở rộng diện tích canh tác. Có như vậy mới làm ra đủ lượng hàng hóa nhằm ký hợp đồng làm ăn lâu dài với các đối tác nước ngoài. Nhà nước phải đứng ra quy hoạch, đầu tư chứ không thể để dân tự “bơi” được.
Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã nhìn ra vấn đề này và đã có chương trình hành động ngay từ năm 2012. Ông Cao Văn Hóa, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, nói năm nay sẽ tập trung mở rộng diện tích trồng cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP đối với các loại trái cây đặc sản của tỉnh. Ngoài ra tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và quảng bá mở rộng thị trường... “Có như thế mới mong phát huy được hiệu quả cho chương trình sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP” - ông Hóa nói.
Ông Phạm Văn Dư, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nói việc sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP là xu thế chung của thế giới, nên VN cũng phải làm, làm càng nhanh, càng nhiều càng tốt. “Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tới đây chắc chắn việc mở rộng diện tích GAP sẽ dễ dàng hơn, nhưng đòi hỏi nông dân phải ý thức được tầm quan trọng của GAP và nhiệt tình tham gia”, ông Dư nhấn mạnh.
Nên có chuỗi cung ứng nông sản GAP
Theo bà Võ Mai, nên xây dựng chuỗi cung ứng nông sản GAP. Bắt đầu từ việc Bộ NN&PTNT nên ban hành một loại nhãn mác cho những loại trái cây đã được chứng nhận GAP. Từ đó những loại trái cây nào đã hội đủ tiêu chuẩn canh tác theo quy trình GAP thì được dán nhãn, mác này vào để đưa ra thị trường. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng biết được đâu là loại trái cây an toàn, chất lượng và quảng bá được thương hiệu GAP, tránh tình trạng trái cây an toàn GAP bị trộn lẫn với loại trái cây không an toàn như thương lái thường làm hiện nay.
Tiếp đó, các cơ quan chức năng cần tổ chức chợ hay khu vực bán nông sản đã được gắn nhãn GAP trên từng địa phương. Từ đó giúp người sản xuất quảng bá rộng rãi cho người tiêu dùng mua được loại trái cây ngon, an toàn. Muốn như vậy, khi chỉ đạo thực hiện GAP phải làm theo tổ chức tập thể như hợp tác xã, công ty nông nghiệp hay ít ra là tổ hợp tác và phải có nhà máy đóng gói sản phẩm đạt chuẩn.
 
DŨNG TUẤN
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chứng nhận
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 416


Hôm nayHôm nay : 76613

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1048781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71276096