20:10 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để Ngân hàng HTX Việt Nam luôn là người bạn đồng hành xây dựng NTM

Thứ sáu - 06/03/2020 21:43
Làm theo lời Bác dạy, “Các chú là chiến sĩ kinh tế tài chính ở hậu phương, cùng cố gắng thi đua sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, vượt mọi khó khǎn, làm cho mặt trận kinh tế-tài chính của ta cũng thắng lợi như mặt trận quân sự”, ngay từ những ngày mới thành lập đến nay, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao độ, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từng bước trưởng thành, quy mô và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên, trở thành đòn bẩy quan trọng phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Vào những ngày cuối năm 2019, không khí làm việc ở Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam như nóng hơn trong cái lạnh đầu mùa. Cảm nhận về không khí làm việc khẩn trương, trách nhiệm, chuyên nghiệp nhưng rất gần gũi ở mỗi cán bộ, nhân viên nơi đây, đem lại cảm giác thân thuộc, mộc mạc như chính những người đang ngày đêm lao động trên những thửa ruộng. Có lẽ, vì thế mà điều đặc biệt ngay từ tên gọi cho đến sứ mệnh của Ngân hàng đã gắn với hình ảnh nông nghiệp, nông dân, nông thôn với phương châm vì nhân dân phục vụ.

Người bạn góp tay kiến tạo nông thôn

Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập vào năm cuối cùng của Kế hoạch 05 năm phát triển kinh tế-xã hội (1991-1995), đây là giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động của ngành ngân hàng còn nhiều ràng buộc bởi cơ chế và cũng ở giai đoạn trước 02 năm của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á. Đứng trước đòi hỏi thực tế, làm thức dậy tiềm năng kinh tế và phong trào hợp tác xã, nhất là khu vực nông thôn, mô hình quỹ tín dụng nhân dân ra đời và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Mục tiêu trọng tâm của quỹ là tập hợp sức mạnh của tập thể, cá nhân để tương trợ thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để cải thiện đời sống. Xuất phát từ nhu cầu cộng đồng, loại hình tín dụng nhân dân thể hiện được tính ưu việt, vừa liên kết được sức mạnh và nguồn lực trong cộng đồng, vừa trực tiếp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, nhất là hỗ trợ nhân dân sản xuất. Chính sự ra đời của Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở địa phương đã góp phần quan trọng vào bình ổn sản xuất, giảm thiểu những tác động không tốt từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nhanh và bền vững.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục có những bước chuyển biến ngoạn mục, không chỉ dừng lại ở hỗ trợ phát triển hệ thống quỹ tín dụng mà chú trọng đi sâu, mạnh dạn, sáng tạo, tiên phong vào một số lĩnh mực mới để hỗ trợ, đồng hành với ngành nông nghiệp, gắn bó mật thiết hơn với nông dân. Với hệ thống 32 chi nhánh, 70 phòng giao dịch và 1.200 quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phường trong phạm vi toàn quốc, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, là đầu mối về điều hòa vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các quý tín dụng nhân dân; trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành; quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; đào tạo hướng dẫn một số nghiệp vụ cho các quỹ tín dụng nhân dân; kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, thẻ...

Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân và thích ứng với xu thế của ngành ngân hàng, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng và tiện ích phục vụ khách hàng, ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn, đơn giản hóa thủ tục, quy trình, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay, từ đó góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc đưa vào hoạt động hệ thống Corebanking cùng việc đổi mới toàn diện cả về quy mô lẫn chiều sâu hoạt động đã góp phần tích cực cho công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, làm giảm thiểu việc phát sinh nợ xấu mới; năng lực tài chính của Ngân hàng được nâng lên một bước, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, “sức đề kháng”, đối phó hiệu quả trước cú sốc từ thị trường, tăng cường khả năng hỗ trợ hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Năm 2018, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã thực hiện giải ngân cho hàng triệu khách hàng với dư nợ trên 35.566 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm 75% tổng dư nợ.

Từ một tổ chức tín dụng nhỏ gắn bó với đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã và đang là người bạn tri kỷ; hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực sự mang hơi thở mới của xã viên, của hợp tác xã và nhân dân, làm phong phú bức tranh kinh tế nông nghiệp, tăng thêm niềm tin, vững vàng bước vào hội nhập.

Làm tròn sứ mệnh - trao gửi niềm tin

Với tầm nhìn “Không ngừng đầu tư nguồn lực, xây dựng hệ thống quản trị ngân hàng và công nghệ tiên tiến, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, phục vụ hiệu quả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”, để tầm nhìn luôn hiện hữu trong từng hoạt động chuyên môn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu càng quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác: “Phải trau dồi đạo đức cách mệnh: Chí công vô tư, cần kiệm liêm chính. Một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến. Dùng cách thật thà tự phê bình và phê bình để tẩy trừ những thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, để cùng nhau tiến bộ”. Vì vậy, Đảng ủy, lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam coi việc xây dựng đạo đức cán bộ, viên chức của cơ quan và toàn hệ thống là điều kiện, là đòn bẩy tăng trưởng; là hình ảnh đặc thù mang đậm phong cách á đông, gần gân, sát dân - buồn, vui với khách hàng, với người làm nông nghiệp trên mọi miền của đất nước. Mục đích duy nhất của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chính là sự thịnh vượng của khách hàng nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Ngày nay, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và quỹ tín dụng nhân dân không chỉ là địa chỉ tin cậy để trao, nhận niềm tin, hỗ trợ nguồn lực, giải pháp sản xuất kinh doanh mà còn là nơi truyền cảm hứng cho mỗi người khi đặt chân đến. Có được sự tin tưởng của khách hàng và nhân dân là quá trình phấn đấu, nhưng trước hết là vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu hệ thống và các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ở môi trường này, sự nêu gương, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện qua việc làm hằng ngày, qua hiệu quả công việc, qua sự tín nhiệm của người dân và của đồng nghiệp. Học và làm theo Bác không chỉ dừng lại ở việc đăng ký, mà xuất phát từ đạo đức, nhân cách của người đảng viên thông qua việc làm và phong cách sinh hoạt. Khi từ lãnh đạo cao nhất cho đến nhân viên đều cùng chung suy nghĩ, hành động - cơ quan Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và quỹ tín dụng nhân dân giống như ngôi nhà chung mà tất cả thành viên ở đây đều tự hào.

Bước vào thời kỳ hội nhập, với sứ mệnh xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nhân dân lớn mạnh, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về chống đói nghèo, giữ vững vai trò là “Ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân”, tăng trưởng theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững là nhiệm vụ lớn, có không ít thách thức, khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều loại hình tín dụng đa tiện ích, sự phát triển mau lẹ của thị trường tài chính với ứng dụng công nghệ; kinh tế hợp tác xã và khu vực nông thôn tiếp tục có những thay đổi, cùng những phát sinh mới phi truyền thống. Do vậy, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam coi niềm tin, sự tín nhiệm của cộng đồng dành cho Ngân hàng và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân là tài sản vô giá, từ đó mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động trong ngành càng ra sức phấn đấu, đoàn kết, đổi mới, tu dưỡng đạo đức, cùng ngành ngân hàng trong cả nước vững vàng tiến bước, đồng thời mãi là người bạn tri kỷ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần tích cực cùng toàn dân xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập.

                                                     Vũ Đức Nam

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo

                                                          Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
Nguồn: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 391

Máy chủ tìm kiếm : 27

Khách viếng thăm : 364


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 490481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70717796