17:41 EDT Chủ nhật, 30/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đề nghị tiếp tục thực hiện thu thuế nông nghiệp sau năm 2020

Thứ sáu - 01/12/2017 03:20
Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam là chủ đề cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng nay, 30-11 tại Hà Nội.
Tổ chức kinh tế hiện không được nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân

Tổ chức kinh tế hiện không được nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân

Chỉ có khoảng 10% số hộ có thửa liền bờ

Theo Báo cáo của nhóm nghiên cứu được TS Nguyễn Hữu Thọ, Phó Trưởng Ban Chính sách phát triển nông thôn CIEM trình bày tại Hội thảo, một đặc điểm quan trọng trong sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam là tính chất phân tán, nhỏ lẻ. Cả nước có khoảng 78 triệu thửa ruộng lớn nhỏ khác nhau; bình quân mỗi hộ có khoảng 2,5 thửa. Trong đó chỉ có khoảng 10% số hộ có thửa liền bờ. Tiềm năng cung của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp có biến động lớn: số hộ sử dụng đất nông lâm thuỷ sản (NLTS) sau 5 năm đã giảm khoảng 1 triệu hộ; nhu cầu đất ở của hộ NLTS cũng giảm.

Tính đến tháng 8-2013 cả nước có gần 43.000 hộ bỏ ruộng, nhiều hộ đã bỏ hoang ruộng 4-5 năm nay. Các nông lâm trường cũng đã trả lại cho địa phương khoảng 452.000ha.
Song hành với quá trình rút lui khỏi nông nghiệp là quá trình tích tụ ruộng đất, hình thành những hộ đại điền và các trang trại. Năm 2016, cả nước có 35,5 nghìn trang trại, tăng tới 67,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 10%. Cũng thời điểm này, cả nước có gần 4.000 doanh nghiệp nông nghiệp, tăng 49% so với năm 2011; trong đó số doanh nghiệp lớn (từ 10 tỷ đồng trở lên) tăng tới 76,2%.
Trong bối cảnh đó, chính sách đất đai hiện hành đã bộc lộ rõ một số bất cập.
“Quy hoạch đang quá chi tiết đến từng nhóm đất nhỏ, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá phức tạp; có địa phương còn hạn chế loại cây trồng trên đất. Việc tiếp tục áp dụng hình thức giao đất không thu tiền là chưa phù hợp với nguyên tắc của thị trường, chưa tạo được sự bình đẳng và phần nào làm cho hiệu quả sử dụng đất không cao”, chuyên gia CIEM bình luận.
Vẫn theo TS Nguyễn Hữu Thọ, quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như hiện nay (đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất sau biến động về chuyển nhượng và chủ sử dụng; chỉ khi có GCNQSDĐ mới được thực hiện các quyền về đất) tuy cơ bản là tốt, nhưng do có những khó khăn từ nhiều phía nên tỷ lệ mảnh ruộng chưa được cấp GCN vẫn khá cao (23,6%).

Đáng lưu ý, liên quan đến quyền tiếp cận đất, Luật hiện hành quy định, tổ chức kinh tế không được nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân (Điều 191, Luật Đất đai).

Thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 50 năm và hạn mức giao đất được khống chế đối với cây hàng năm là không quá 3ha (vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL) và chỉ 2ha đối với các khu vực khác. Hạn mức nhận chuyển nhượng đất cây hàng năm không quá 10 lần hạn mức giao đất.

Đề nghị từng bước chuyển từ giao đất không thu tiền sang cho thuê đất

Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu cho thấy, cản trở lớn nhất đối với người mua, thuê thêm đất là thời gian sử dụng đất ngắn (95%); quy hoạch đang hạn chế cây trồng (32%); thủ tục cấp GCN rườm rà, tốn phí (29%) và hạn điền thấp (24%). Để tăng tính linh hoạt, tạo điều kiện phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các nghiên cứu viên đã đưa ra nhiều kiến nghị.

Trong đó, về quy hoạch, nên định hướng theo hai nhóm. Quy hoạch cứng là việc Nhà nước đưa ra những vùng, những loại đất không được phép chuyển đổi quyền sử dụng. Quy hoạch mềm là việc Nhà nước đưa ra những vùng, những loại đất có tính tương đồng để người dân có thể chuyển đổi mục đích sử dụng một cách linh hoạt.

Về hình thức giao, cho thuê đất, đề nghị tiếp tục thực hiện thu thuế nông nghiệp sau năm 2020. Cần đánh giá, xây dựng lộ trình từng bước chuyển từ giao đất không thu tiền sang cho thuê đất, đồng thời xây dựng chính sách an sinh cho những đối tượng chính sách, hộ nghèo.

Về cấp GCN, cần có biện pháp tuyên truyền, xử phạt những hộ có biến động trong sử dụng đất mà không đăng ký lại.

Về thời hạn sử dụng đất, kiến nghị không nên quy định thời hạn từng bước chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng ổn định lâu dài, đồng nhất với các loại hình đất khác. Song song với đóm đề nghị nới rộng hạn mức nhận quyền chuyển nhượng QSDĐ.

Giải pháp khác là thay hạn mức “cứng” (không quá 10 lần) như hiện nay bằng hạn mức mềm, theo đó sử dụng chính sách thuế luỹ tiến theo mức sử dụng đất.   

ANH PHƯƠNG/sggp.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1903722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63995987