08:07 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để sản phẩm OCOP “sống” cùng người dân

Thứ sáu - 23/08/2019 05:46
Huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) không chỉ được biết đến là địa danh du lịch, mà còn sở hữu nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu chỉ địa phương mới có.
tr16.jpg
Vườn rau VietGAP quy mô hơn 6 ha của Công ty Thiên Trường thôn Na Lo, xã Tà Chải.

Vùng đất này đang “thay da đổi thịt” sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, nhất là với chương trình “mỗi làng, xã một sản phẩm” (OCOP).

Giàu lợi thế 

Ông Nguyễn Tiến Hồng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà, cho biết: “Qua khảo sát, địa phương có 28 sản phẩm lợi thế, đều là các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP thời gian tới. Trong đó, chia ra thành 5 nhóm, gồm nhóm thực phẩm có 12 sản phẩm; đồ uống 4; thảo dược: 6; lưu niệm 2 và nhóm dịch vụ nông thôn 4 sản phẩm”.

Gần đây, địa phương được Hội đồng thẩm định OCOP cấp tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP với 2 sản phẩm: Sản phẩm rượu ngô đặc sản Bản Phố, đạt tiêu chuẩn 4 sao, do HTX Duy Phong làm chủ thể sản xuất;  sản phẩm chè hữu cơ Bản Liền, đạt tiêu chuẩn 5 sao. Cùng với sản phẩm lạc đỏ - xã Hoàng Thu Phố, đến nay Bắc Hà đã có 3 sản phẩm nông sản được tỉnh Lào Cai công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp huyện.

“Các sản phẩm trên đều khá triển vọng, đã có chủ thể quản lý là  HTX,  “giám đốc nông dân” và đang mang lại hiệu quả kinh tế rất thiết thực cho địa phương”, ông Hồng nhấn mạnh.

Với sản phẩm “chè hữu cơ Bản Liền”, chủ thể quản lý đã tích cực xây dựng phương án kinh doanh, bao tiêu sản phẩm và mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, có liên doanh liên kết. Đáng nói, sản phẩm đầu vào 100% là nguyên liệu địa phương, người đứng ra quản lý, điều hành việc hỗ trợ sản phẩm  là người bản địa. Đây đều là những tiêu chí rất quan trọng để xây dựng sản phẩm OCOP.

Còn với sản phẩm “rượu ngô đặc sản Bản Phố”, chủ thể là HTX Duy Phong,  đã rất tích cực trong việc kinh doanh, phân phối sản phẩm, có các tiêu chuẩn đạt tiêu chí an toàn.

Gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

Ông Nguyễn Tiến Hồng  cho biết: Các sản phẩm khi đạt tiêu chuẩn OCOP sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với địa phương, tạo điều kiện để tiếp tục phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất và tăng giá trị của sản phẩm gắn với phát triển nông nghiệp, phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, sẽ mở rộng các hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm;  liên doanh liên kết doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm... để hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng thiết thực..

tr16a.jpg
Người Mông ở Bản Phố đã mặn mà hơn với nghề nấu rượu Ngô đặc sản.

Tuy giàu lợi thế phát triển, nhưng vùng cao Bắc Hà vẫn có không ít các sản phẩm mang tính tập thể, do người dân sản xuất là chính nhưng các chủ thể quản lý, duy trì, phát triển sản phẩm còn hạn chế và chưa đủ mạnh. Đơn cử như sản phẩm mận Tam Hoa. Toàn huyện hiện có trên 500ha, mỗi năm mang lại trên 240 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là chưa tìm được nhà đầu tư “đủ mạnh” đứng ra tổ chức bao tiêu, chế biến và quán xuyến việc phát triển sản phẩm quả mận sau thu hoạch.

Bắc Hà cũng có thêm sản phẩm quế,  là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế gần như lớn nhất trong ngành trồng trọt. Sẽ rất hiệu quả khi lựa chọn được những người, những nơi đứng ra làm “chủ thể” phân phối, phát triển, liên kết thị trường ngành hàng quế.

Ông Hồng nhận định: “Sẽ cần thêm  thời gian để huyện Bắc Hà lựa chọn, phát triển sản phẩm bởi đa phần các sản phẩm trên vẫn đang ở dạng tiềm năng, quy mô cấp hộ gia đình, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ...”.

Đáng mừng  là, hiện nay, việc giữ gìn, phát huy thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, mỗi người dân và các doanh nghiệp quan tâm. Đơn cử như với sản phẩm rượu ngô đặc sản Bản Phố do HTX Duy Phong làm chủ thể quản lý. Đơn vị này đã chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại trong việc lọc rượu, khử andehit..., từ đó cho sản phẩm rượu êm, dễ uống nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống.

Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã Bản Phố, cho biết: “Xã có trên 400 hộ nấu rượu, trong đó có tới 126 hộ nấu sản phẩm hàng hóa. Mỗi năm người dân trồng 6-7ha cây hồng my (một nguyên liệu chính để ủ men nấu rượu đặc sản). Các gia đình người Mông  ở Bản Phố đã mặn mà, gắn bó hơn với nghề nấu rượu đặc sản khi đầu ra cho sản phẩm này được đảm bảo”.

Khẳng định chỗ đứng

Thời gian tới, huyện Bắc Hà sẽ ưu tiên lựa chọn các “sản phẩm tốt - người quản lý tốt” để triển khai OCOP và tuyệt đối tuân thủ chu trình, không được làm tắt với kì vọng chương trình sẽ thổi luồng gió mới thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chu trình OCOP mang tính chất lâu dài, quyết định trực tiếp đến thành công của sản phẩm. Sản phẩm OCOP muốn “sống” được, cần sự quan tâm  từ chính người dân, doanh nghiệp, trên cơ sở điều kiện sẵn có của địa phương, từ nhu cầu muốn được phát triển sản phẩm để mang lại giá trị kinh tế “bền vững”.

Với sản phẩm quế hữu cơ Nậm Đét,  Bắc Hà đã tìm được chủ thể quản lý đủ mạnh để thực hiện OCOP. Lộ trình tới, huyện sẽ thực hiện đăng kí  một số sản phẩm để hội đồng thẩm định OCOP cấp tỉnh thẩm định, đánh giá đợt 2/2019  với sản phẩm “Gà tần thuốc Bắc” của HTX Cồ Dề Chải, xã Nậm Mòn; sản phẩm “rau sạch” do Công ty Thiên Trường- xã Tà Chải và sản phẩm “Quế hữu cơ Nậm Đét” do HTX quế hữu cơ Nậm Đét làm chủ thể quản lý.

Huyện Bắc Hà mong muốn các HTX, doanh nghiệp chủ thể quản lý sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, đóng gói, liên doanh liên kết để khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng của sản phẩm.

Theo Khuất Linh/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 349

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 344


Hôm nayHôm nay : 57804

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1315285

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74362256