13:36 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để tăng cường huy động nguồn lực xã hội xây dựng NTM

Thứ năm - 21/03/2013 20:33
Ảnh minh hoạ (ảnh Internet).

Ảnh minh hoạ (ảnh Internet).

Bà Nguyễn Thị Huân, Bí thư Huyện uỷ Đông Triều: “Cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong công tác vận động, tuyên truyền”:

Thời gian qua, huyện Đông Triều luôn quan tâm đến công tác huy động các nguồn lực ngoài nhà nước vừa để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn vừa giúp người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất. Thành công trong chương trình huy động nguồn lực xã hội hoá của huyện trong xây dựng NTM là chúng tôi đã xác định cần huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị của huyện để làm tốt công tác vận động, tuyên truyền làm cho người dân, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM.

Cùng với đó, cần làm cho người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình đối với quá trình thực hiện các tiêu chí đề ra. Với cách làm như vậy, hơn 2 năm qua, huyện đã huy động được gần 1.200 tỉ đồng chung sức xây dựng NTM, trong đó nguồn lực từ nhân dân, các thành phần kinh tế trong và  ngoài huyện chiếm tới trên 60%. Qua đây, tôi khẳng định rằng, bài học trong việc vận động XHH thành công của Đông Triều chính là phát huy tốt tinh thần dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, trong nhân dân cũng như sự chung sức, đồng lòng của các tổ chức kinh tế, xã hội các cơ quan, đơn vị…

Một vấn đề nữa theo tôi không kém phần quan trọng, đó là trong quá trình vận động cần phải biết chọn việc, chọn thời điểm, ưu tiên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cơ bản… như vậy mọi việc sẽ đạt kết quả tốt.

Ông Hoàng Đình Sáu, Phó Trưởng Ban xây dựng NTM tỉnh: “Tiếp tục tạo điều kiện và vận động doanh nghiệp đầu tư sâu hơn vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn”:

Thực hiện chủ trương xã hội hoá xây dựng NTM, thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã có những việc làm cụ thể, nên đã thu hút sự vào cuộc của các cơ quan, doanh nghiệp, LLVT và các tổ chức kinh tế - xã hội, nên đã không chỉ góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở vùng nông thôn, miền núi mà nhiều doanh nghiệp đã đầu tư trực tiếp vào khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn, tạo liên kết để sản xuất được phát triển mạnh hơn, nâng cao đời sống cho người nông dân. Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn có những mô hình, cách làm mới như liên kết với người nông dân để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Cũng với tinh thần đẩy mạnh công tác XHH để đẩy nhanh, đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM, thời gian tới, chúng tôi cho rằng cần tạo điều kiện và kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục đi sâu hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, liên kết với người nông dân để thúc đẩy phát triển sản xuất, hoặc chí ít cũng là bao tiêu tiêu thụ sản phẩm… Đây là điều kiện quan trọng nhất để giúp người dân khu vực nông thôn vươn nên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Ông Lê Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long: “Ưu tiên nhiều hơn nữa đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”:

Mặc dù đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có thể rủi ro cao, lợi nhuận ban đầu thấp, thế nhưng, nếu tính toán phù hợp thì đây là lĩnh vực không chỉ mang lại lợi nhuận ổn định và lâu dài mà còn thiết thực tham gia nâng cao đời sống cho người nông dân trên địa bàn. Chính vì vậy, thực hiện chủ trương xã hội hoá xây dựng NTM, quan điểm của tôi là phải làm sao "tạo ra cho người dân cần câu cơm, chứ không phải cho người dân con cá". Bằng phương châm như vậy, chúng tôi được tỉnh quy hoạch vùng rau sạch tại TX Quảng Yên theo tinh thần Công ty sẽ hỗ trợ giống, nguồn nước, phân bón, bao tiêu sản phẩm, còn người dân thì trực tiếp sản xuất trên chính đồng ruộng của mình. Làm như vậy doanh nghiệp và bà con cùng hưởng lợi và phát triển bền vững.

Qua quá trình triển khai, đến nay đã thu được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, theo tôi, để bà con yên tâm gắn bó với mô hình thì bên cạnh những cơ chế đã triển khai, tôi mong rằng các cơ quan nhà nước cần ưu tiên nhiều hơn nữa đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như giao: Quỹ đất sạch, ưu tiên về hạ tầng giống như các doanh nghiệp khác đầu tư vào các khu công nghiệp. Ngoài ra, cũng cần phải ưu tiên doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay, với lãi suất ưu đãi…

Ông Lê Công Tiềm, Chủ nhiệm HTX Toàn Dân, khu 5, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ: “Xây dựng và nhân rộng những mô hình điểm về phát triển kinh tế”:

Đặc thù là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp, chính vì vậy, hưởng ứng chương trình chung sức xây dựng NTM, thời gian qua HTX Toàn Dân chúng tôi đã đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Tính trung bình mỗi năm, doanh nghiệp chúng tôi trồng được trên 150ha rừng; gieo tạo, cung ứng cho người dân trên địa bàn mỗi năm từ 30 đến 50 vạn cây con giống lâm nghiệp để phát triển sản xuất. Qua các hoạt động này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Bên cạnh đó, hiện nay HTX chúng tôi còn chủ động tìm tòi, xin ý kiến của huyện để đưa vào trồng thử nghiệm trên 3ha cây ba kích tím. Nếu thành công, thì mô hình này sẽ là cơ hội để chúng tôi tham gia thiết thực hơn nữa với địa phương đẩy mạnh công tác giảm nghèo, vươn lên phát triển trong cuộc sống. Theo kế hoạch, năm 2013, chúng tôi sẽ tiếp tục gieo tạo ủng hộ cho huyện từ 30 đến 50ha cây ba kích giống để huyện cung cấp cho bà con nhân dân. Quá trình triển khai, chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con về kỹ thuật, vốn, giống để khuyến khích người dân trên địa bàn chuyển sang mô hình mới.

Theo tôi, để chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả thì bên cạnh việc huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành trên địa bàn thì cần phải chủ động xây dựng những mô hình điểm về phát triển kinh tế để nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nhìn thấy, từ đó họ học tập, làm theo.

Bà Hà Ngọc Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH chè Thuấn Quỳnh, huyện Hải Hà: “Doanh nghiệp cần có những mô hình hiệu quả để chung tay với chính quyền xây dựng NTM”:

Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất - kinh doanh chính trên địa bàn xã Quảng Chính (Hải Hà). Tại đây, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giao thông liên thôn nhiều nơi chưa được bê tông hoá. Hàng ngày, người dân phải chịu cảnh đi lại trên những tuyến đường bụi vào ngày nắng, lầy lội vào ngày mưa. Khi nhận được sự vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương về việc ủng hộ, chung tay cùng địa phương tham gia phát triển NTM, chúng tôi đã đồng tình ủng hộ và coi đây là trách nhiệm của mình. Vì hầu hết công nhân trong doanh nghiệp là người dân địa phương, nên đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn cũng chính là đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân và thân nhân của họ. Bằng trách nhiệm và tình cảm của mình, doanh nghiệp chúng tôi đã tham gia xây dựng một số hạng mục trên địa bàn, tạo được sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phương. Quan trọng hơn cả là chúng tôi đã và đang góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục có những mô hình thiết thực, hiệu quả hơn để chung tay với chính quyền địa phương đẩy mạnh chương trình NTM.

Anh Đào Biên Thuỳ, Bí thư Huyện Đoàn Đầm Hà: “Tuyên truyền, vận động phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên”:

Chung sức xây dựng NTM, thời gian qua, Đoàn TN huyện Đầm Hà đã triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng thiết thực. Ngoài việc huy động sự vào cuộc tích cực của tuổi trẻ, chúng tôi còn luôn quan tâm đến công tác huy động các nguồn lực xã hội hoá để triển khai các hoạt động phong trào của Đoàn. Để công tác huy động các nguồn lực xã hội hoá xây dựng NTM đạt hiệu quả, chúng tôi luôn xác định trước tiên cần phải xây dựng chủ trương, kế hoạch cụ thể để tạo sự đồng thuận trong toàn thể cán bộ, ĐVTN. Qua hơn hai năm triển khai, với tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, Đoàn TN huyện đã chủ động đăng ký với huyện đảm nhận 3 máy trộn bê tông, 3 máy đầm, đóng góp trên 3.000 ngày công giúp người dân các thôn, bản khó khăn làm được trên 5km đường bê tông; vận động hàng chục gia đình thanh niên hiến trên 2.500m2 đất phục vụ làm đường dân sinh; giúp 242 hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ăn ở; phối hợp với Ngân hàng CSXH hỗ trợ được trên 9,5 tỉ đồng hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển sản xuất; huy động nguồn lực xã hội hoá được 150 triệu đồng xây dựng nhà ở cho 4 hộ nghèo trên địa bàn…

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục xác định cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ĐVTN và người dân về ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Qua đó, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tính tự giác của ĐVTN và nhân dân chủ động tham gia, góp sức xây dựng NTM.

Nguyễn Chiến
theo 
baoquangninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 37

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18019

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064990