18:00 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ðồng Nai hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá cán bộ

Thứ hai - 15/05/2017 20:20
Nhằm khắc phục những hạn chế trong đánh giá cán bộ, Tỉnh ủy Ðồng Nai đã xây dựng bộ tiêu chí cụ thể, mang tính định lượng, trong đó lấy tỷ lệ hoàn thành khối lượng, tiến độ và hiệu quả công việc, kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ... làm thước đo đánh giá cán bộ. Hệ thống tiêu chí đánh giá cán bộ khoa học giúp việc thực hiện dễ hơn, bước đầu khắc phục được bệnh hình thức. Ðó là một trong những biện pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.

Ðịnh lượng tiêu chí đánh giá cán bộ

Ðồng chí Thái Bảo, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai cho rằng, qua công tác đánh giá cán bộ hằng năm, Tỉnh ủy có căn cứ để quy hoạch, đào tạo, bố trí, luân chuyển, điều động hợp lý và hiệu quả. Ðể đánh giá cán bộ, nhất là người đứng đầu, lãnh đạo chủ chốt, không chỉ căn cứ vào kết quả lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà còn căn cứ vào sự hài lòng của người dân thông qua quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn.

Trước đây, công tác đánh giá cán bộ hằng năm ở Ðồng Nai chủ yếu dựa vào kết quả tự đánh giá của từng đơn vị. Việc đánh giá cán bộ, công chức ở các địa phương xếp loại theo bốn mức (xuất sắc, tốt, hoàn thành và không hoàn thành), song thực tế việc đánh giá nhiều khi không sát thực tế. Với quan điểm càng định lượng rõ các tiêu chí thì việc đánh giá cán bộ càng đúng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ðồng Nai ban hành các văn bản: Quy chế 07 về đánh giá cán bộ, công chức; Quy định điều chỉnh, bổ sung về tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, về phân cấp quản lý cán bộ; Quy định tiêu chí đánh giá cán bộ đối với từng chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Theo cách đánh giá cán bộ hiện nay của Tỉnh ủy Ðồng Nai, việc phân loại cán bộ theo bốn mức, mỗi mức phân loại tương ứng với tỷ lệ nhất định: Hoàn thành 100% khối lượng công việc và có ít nhất một sáng kiến thì xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành 100% công việc thì xếp loại hoàn thành tốt; hoàn thành trên 70% công việc thì xếp loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; hoàn thành dưới 50% khối lượng công việc thì xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Các mức độ xếp loại đều khống chế tỷ lệ. Nếu hai cán bộ cùng hoàn thành tốt công việc như nhau thì tiêu chí sáng kiến là cơ sở để đánh giá chính xác, khách quan mức độ hoàn thành của cán bộ đó.

Là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy, nhiều năm nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ðồng Nai thực hiện nhận xét, xếp loại cán bộ hằng tuần theo các mức A, B, C. Công việc được giao có nhật ký ghi chép, lãnh đạo duyệt mức độ hoàn thành công việc từng tuần. Cuối năm, Hội đồng thi đua đánh giá xếp loại trên cơ sở đó. Cách chấm điểm theo con số cụ thể khắc phục được tình trạng cảm tính, đã tạo động lực cho cán bộ phấn đấu.

Ðối với các đồng chí trong cấp ủy, việc phân loại cán bộ gắn với đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên theo quy chế làm việc. Từ năm 2015, khi đánh giá cán bộ hằng năm, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tự chấm điểm theo các tiêu chí quy định tại Quyết định 1089-QÐ/TU của Tỉnh ủy Ðồng Nai về tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nội dung tự chấm điểm thể hiện qua hai tiêu chí chính, gồm thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao (tối đa 60 điểm) và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (tối đa 40 điểm). Trong từng tiêu chí lại chia thành các nội dung nhỏ quy định số điểm cụ thể, từ đó, cá nhân tự tính điểm cho từng nội dung. Ðạt từ 91 đến 100 điểm xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ 71 đến 90 điểm xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; đạt từ 50 đến 70 điểm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, nhưng còn hạn chế về năng lực; đạt dưới 50 điểm xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ tự chấm điểm công khai, làm cơ sở để ban thường vụ cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị nhận xét, đánh giá. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã điều chỉnh Quy chế đánh giá cán bộ, bổ sung một số nội dung đánh giá cán bộ gắn với việc nêu gương trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mức độ đánh giá nêu gương là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá, phân loại đảng viên. Vì thế, năm 2016, đồng chí Bí thư Ðảng ủy xã và Chủ tịch UBND xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch được xếp mức hoàn thành tốt nhiệm vụ, dù các chỉ tiêu trong Nghị quyết đề ra, xã đều đạt và vượt, được công nhận nông thôn mới, nhưng có hai cán bộ làm sai thủ tục, quy trình liên quan đến đất đai, xây dựng và bị kỷ luật khiển trách.

Theo Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Nhơn Trạch Trần Thành Trai, việc ban hành tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể và các tiêu chí đánh giá đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đánh giá cán bộ. Việc đánh giá chính xác cán bộ góp phần quan trọng cho các khâu tiếp theo của công tác này.

Mở rộng dân chủ trong đánh giá cán bộ

Thực hiện kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị bám sát các giải pháp nêu trong nghị quyết; đánh giá cán bộ tại nơi công tác, nơi tham gia sinh hoạt đảng, đoàn thể, nơi cư trú; tổng hợp kết quả báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét quyết định. Phạm vi, đối tượng đánh giá cán bộ, công chức được mở rộng hơn, lấy ý kiến của tập thể, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội... Ðảng bộ huyện Long Thành tổ chức hội nghị quần chúng góp ý kiến đối với cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn và cán bộ cấp huyện. Ðảng bộ Quân sự và Ðảng bộ Công an tỉnh phát huy dân chủ của các tổ chức quần chúng trong cơ quan tham gia xây dựng Ðảng. Bằng phương pháp phát phiếu để quần chúng góp ý, sau đó gửi lại tổ chức cấp ủy tổng hợp kết quả, làm kênh thông tin tham khảo cho cấp ủy. Với cách làm này, các cấp ủy đã nhận được nhiều thông tin có giá trị, giúp nhận định sát tình hình, đánh giá tổ chức đảng và đảng viên cụ thể hơn. Phần lớn ý kiến đóng góp của quần chúng đều có trách nhiệm và tinh thần xây dựng, có trọng tâm, trọng điểm; nêu rõ hạn chế, khuyết điểm của đảng viên và tổ chức đảng đều có địa chỉ cụ thể. Ðiều đó cho thấy càng nhiều tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân tham gia, việc đánh giá cán bộ càng khách quan hơn, từng bước khắc phục tình trạng nể nang, né tránh. Sau khi tổ chức đảng đánh giá, cơ quan tổ chức công khai kết quả đánh giá. Ðại diện các đoàn thể, quần chúng nơi đảng viên công tác góp ý kiến, nhận xét kết quả đánh giá. Nếu có nhiều ý kiến trái chiều, tùy theo tính chất, mức độ sẽ xem lại kết quả, thậm chí dừng kết quả đã đánh giá để xem xét, xác minh.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan đảng, đoàn thể, chính quyền của tỉnh Ðồng Nai là 50.547 người. Ðối với những cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, bình quân hằng năm tỷ lệ cán bộ xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 75,01%, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 23,81%, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm 0,93%. Ðối với cán bộ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, tập thể lãnh đạo các sở, ban, ngành và tương đương quản lý, bình quân hằng năm tỷ lệ cán bộ xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 55,88%, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 39,82%.

Kết quả đánh giá cán bộ cho thấy, phần lớn cán bộ khẳng định được phẩm chất, năng lực trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các đơn vị có thêm cơ sở trong lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua làm tốt công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ nguồn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã bảo đảm số lượng quy định, mỗi chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý đều quy hoạch từ hai đến ba người; thực hiện tốt công tác luân chuyển để đào tạo cán bộ.

Quy trình đánh giá cán bộ được cụ thể hóa thành các bước thực hiện công khai gắn với phân tích chất lượng đảng viên, kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; các tiêu chí đánh giá được xây dựng cụ thể, mang tính định lượng cao, là những yếu tố giúp công tác đánh giá cán bộ ở Ðồng Nai dân chủ, công khai, minh bạch hơn. Thời gian tới, Ðồng Nai tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá theo hướng sát với từng chức danh, vị trí việc làm và phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; mở rộng dân chủ thông qua nhận xét, đánh giá lấy ý kiến tín nhiệm của nhiều đối tượng...


Theo: Ngọc Liên/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 265


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 448152

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73495123