21:32 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm mới trong quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn

Thứ tư - 21/12/2016 09:23
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, gắn đào tạo nghề với việc làm, góp phần đạt và vượt mục tiêu 80% người sau học nghề có việc làm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/10/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 thángvới nhiều nội dung đổi mới quan trọng.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thông tư số 152/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính với nhiều nội dung đổi mới như: Hoàn thiện quy định về đặt hàng đào tạo, bổ sung điều kiện người học được hỗ trợ phải có phương án tự tạo việc làm sau học nghề, Đơn giá đặt hàng đào tạo cho từng nghề được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật...

 

Bộ Tài chính yêu cầu, bổ sung điều kiện người học được hỗ trợ phải có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng, cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề. Sau khi kết thúc lớp học, để được thanh quyết toán kinh phí đào tạo, cơ sở đào tạo phải có bảng kê danh sách học viên có việc làm sau học nghề có xác nhận của đơn vị tuyển dụng.

Đối với hợp đồng đặt hàng do Bộ, cơ quan trung ương thực hiện: Đơn giá đặt hàng đào tạo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc trung ương quy định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính và được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trường hợp các Bộ, cơ quan trung ương triển khai đào tạo tại các địa phương đã ban hành đơn giá đặt hàng đào tạo thì có thể lựa chọn áp dụng theo đơn giá của địa phương đó.

Đối với hợp đồng đặt hàng do địa phương thực hiện: Đơn giá đặt hàng đào tạo cho từng nghề được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do địa phương ban hành (trong trường hợp chưa có hoặc khi cần cụ thể hóa định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Đối với những nghề có đơn giá đặt hàng đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa, các địa phương, cơ sở đào tạo chủ động sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách địa phương, hỗ trợ của doanh nghiệp và nguồn tài trợ hợp pháp khác để bảo đảm chi phí đào tạo.

Ngoài ra, trường hợp các cơ quan chưa ban hành được định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá đặt hàng, Thông tư hướng dẫn cụ thể các yếu tố chi phí để xây dựng đơn giá bao gồm: Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ; chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo; nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo; trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học; chi cho công tác quản lý lớp học...

Để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo có kinh phí triển khai thực hiện hợp đồng đào tạo, Về tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo, quy định mức tạm ứng hợp đồng tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó; cao hơn so với mức quy định hiện hành về kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước là 30%.

Tạm ứng được chia thành 02 lần: Tạm ứng lần đầu ngay sau khi ký hợp đồng bằng 50% giá trị hợp đồng. Tạm ứng lần hai áp dụng cho các khóa đào tạo từ 03 tháng trở lên khi cơ sở đào tạo đã thực hiện tối thiểu 30% thời gian khóa đào tạo. Mức tạm ứng lần hai theo khối lượng và giá trị thực tế thực hiện, tối đa 30% giá trị hợp đồng.

 

PV.
http://tapchitaichinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đào tạo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336396

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73383367