08:21 EDT Thứ bảy, 11/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm sáng về giao thông nông thôn

Chủ nhật - 01/07/2012 05:44
Chỉ sau 2 năm triển khai Chương trình Giao thông nông thôn (GTNT) và xây dựng Nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Tuyên Quang đã làm được 929km đường, trở thành điểm sáng về làm GTNT ở các tỉnh miền núi phía Bắc.


“Bàn đạp” cho phát triển kinh tế

Ông Chẩu Văn Lâm – Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Chúng tôi xác định giao thông là huyết mạch, nên ngay từ khi có Nghị quyết T.Ư 7 về “tam nông”, Tuyên Quang đã tập trung vào phát triển GTNT, coi đó là “bàn đạp” để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh”.

Ông Chẩu Văn Lâm - Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang (đội mũ) đi kiểm tra công trình đường bê tông tại thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình (Chiêm Hóa).

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã làm được 929km đường bê tông, nhờ đó mạng lưới giao thông của tỉnh được cải thiện đáng kể. Riêng năm 2011 có 665km đường được làm mới, với kinh phí khoảng 316 tỷ đồng, trong đó huyện Sơn Dương bê tông hóa được 214km đường, Yên Sơn 150km, Chiêm Hóa 139km…

Về kinh nghiệm việc vận động người dân hiến đất, góp tiền của làm đường, ông Bùi Quang Hùng – Chủ tịch UBND xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) chia sẻ: “Trước tiên, chúng ta phải vận động từ cá nhân đến gia đình. Ví dụ, anh A vừa đi làm ăn xa về, mình đến vận động bảo với họ rằng, thôn mình đang định làm đường bê tông, nhưng vốn còn rất thiếu, vừa qua anh B cũng đã ủng hộ 1 triệu đồng, mặc dù cả năm anh mới về một lần. Thôi của ít lòng nhiều anh cố gắng ủng hộ thôn vài mét đường. Với cách này chúng tôi đã vận động được hàng trăm triệu đồng từ người dân để làm đường”.

Bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Cây Quýt 2, xã Mỹ Bằng hiến hơn 200m2 đất vui vẻ nói: “200m2 đất tính ra khoảng 30 triệu đồng, mình chịu thiệt một tý nhưng mình, con cái, họ hàng, làng xóm đều được đi đường đẹp. Từ sự “đi trước” đó, tôi đã vận động các gia đình khác hiến hơn 340m2”.

Hỗ trợ sản xuất

Về xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa), nơi đã từng diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2 (năm 1951), chúng tôi đã cảm nhận được sự khởi sắc của cái nôi cách mạng năm xưa. Cách đây 2 năm, hầu hết các con đường của xã là đường đất, cấp phối, nên hễ mưa là lầy lội, nắng thì bụi mù, nhưng nay dường như các tuyến đường nối xã, thôn xóm đã được bê tông phẳng lì, rộng rãi.

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang cho hay: “Khi bắt đầu triển khai đa số các xã mới chỉ đạt 3 – 4 tiêu chí, có xã không đạt tiêu chí nào, nhưng khi làm điểm, các xã tìm ra nhiều cách hay như: Xã Kim Bình (Chiêm Hóa) đã huy động mọi nguồn lực để làm đường giao thông, xã An Khang (TP.Tuyên Quang) huy động dân đóng góp để cải tạo 2 nhà văn hóa…”.

Nhà văn hóa thôn cũng được xây mới, bên cạnh đó các hộ dân còn được hỗ trợ để xây hầm biogas, bể nước sinh hoạt, nhà vệ sinh. Từ năm 2010 đến nay, xã đã làm được 17km đường bê tông, 244 công trình vệ sinh và 34 nhà dân. Không chỉ vậy, Kim Bình còn được tỉnh hỗ trợ triển khai dự án “Nuôi gà sinh học”, mô hình nuôi cá và mô hình lúa chất lượng cao.

Ông Ma Đình Vũ - Bí thư Đảng ủy xã Kim Bình cho hay: “Chúng tôi đang triển khai 21 mô hình gà sinh học (9.000 con gà), 5 mô hình nuôi cá và khoảng 11ha lúa chất lượng cao, dự án bắt đầu từ tháng 5, gà và cá đang phát triển rất tốt”.

Anh Lý Văn Hoàn, thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình- một người dân được hưởng dự án nuôi gà sinh học cho hay: “Gia đình tôi được hỗ trợ 120 con gà giống và tiền thức ăn, thuốc khử trùng, đèn sưởi cho đến khi gà xuất chuồng, tôi chỉ bỏ tiền xây chuồng, lát nền khoảng 5 triệu đồng, mới nuôi hơn 1 tháng nhưng đa số đã đạt 0,4kg/con, cứ đà này chỉ khoảng 3 tháng nữa là tôi xuất khoảng vài tạ gà”.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152


Hôm nayHôm nay : 31249

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 541366

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60863323