14:49 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm sáng về kinh tế nông nghiệp

Chủ nhật - 03/05/2015 12:59
Là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng có vùng đất bazan màu mỡ với tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, 47.000 ha đất nông nghiệp, Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. Nhờ những lợi thế về đất đai, khí hậu, trong 5 năm qua, Di Linh đã và đang dần trở thành một điểm sáng về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.

 


Ông Nguyễn Canh - Phó Bí thu Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Di Linh
Ông Nguyễn Canh - Phó Bí thu Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết: “Thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo tập trung của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong việc đầu tư phát triển, đến nay kinh tế huyện đã có chuyển biến tích cực”.
Những tín hiệu vui
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 9,7%. Trong đó, lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 2,1%; Công nghiệp- xây dựng tăng bình quân 23,7%; Thương mại dịch vụ tăng bình quân 15,2%; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 37,4 triệu đồng/người; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2010- 2015) ước đạt 9.080 tỷ đồng, bằng 37% so với GRDP.
Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 28.815 tấn; Sản lượng chè năm 2015 ước đạt 6.840 tấn; Sản lượng cà phê nhân năm 2015 ước được 106.000 tấn.
Về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển. Đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 847 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2010. Các cơ sở sản xuất cũ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, các cơ sở mới hình thành, phát triển khá đa dạng.
Theo ông Canh, tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 là 890.603 triệu đồng, trong đó, giai đoạn 2011 - 2014 đã bố trí 688.889 triệu đồng, dự kiến năm 2015 bố trí 201.174 triệu đồng. Đồng thời, trong những năm qua, huyện Di Linh đã triển khai hiệu quả lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn. Trong đó, chương trình phát triển thủy lợi và giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất. Toàn huyện có tổng cộng 47 công trình thủy lợi bao gồm hồ chứa nước, đập dâng và gần 4.000 ao hồ nhỏ do nhân dân tự làm, đảm bảo tưới nước cho các loại cây trồng, tỷ lệ diện tích chủ động tưới 60% tổng diện tích canh tác vào năm 2015.
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Di Linh đã xác định cà phê là loại cây chủ lực cần được đầu tư công nghệ cao.
Theo ông Nguyễn Canh, Di  Linh đã xác định cà phê là loại cây chủ lực cần được đầu tư công nghệ cao. Diện tích cà phê toàn huyện ổn định 41.520 ha, sản lượng đạt 100.595 tấn. Diện tích cà phê được nhân dân sản xuất theo tiêu chuẩn 4C; UTZ Cetified khoảng 10.000 ha, do các Cty thu mua cà phê triển khai và thông qua các đại lý thu mua sản phẩm cà phê có chứng nhận cho nhân dân; Công tác chuyển đổi giống cà phê từ năm 2011- 2013 được 6.268 ha.
Để thực hiện được việc này là nhờ sự hỗ trợ tích cực nguồn vốn từ các ngân hàng trên địa bàn huyện.Ngân hàng NN&PTNT Di Linh và Ngân hàng NN&PTNT Hòa Ninh đã giải ngân cho vay tái canh cải tạo giống cà phê được 137,5 tỷ đồng cho 1.527 hộ với diện tích 1.420 ha. Huyện cũng đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tập trung hướng dẫn, tuyên truyền cho các hộ dân sản xuất cà phê trên địa bàn về quy trình tái canh, ghép cải tạo, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh.
Bên cạnh đó, Chi cục PTNT tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ cho huyện 4 mô hình lò sấy cà phê theo công nghệ vỉ ngang tự đảo chiều gió, công suất sấy 17 tấn cà phê tươi/ngày đêm; 60 bạt phơi cà phê chất lượng cao; 03 dàn máy say sát cà phê. Trung tâm nông nghiệp đã triển khai các đề án về hỗ trợ sản xuất cà phê bền vững như mô hình công nghệ tưới phun... giảm được chi phí, nâng cao chất lượng cà phê nhân, tăng hiệu quả thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Canh khẳng định, huyện sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là áp dụng quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn Vietgap, sản xuất rau, hoa theo công nghệ nhà lưới, nhà kính; Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc quy hoạch một số vùng để thử nghiệm các mô hình chương trình cánh đồng mẫu lớn thực hiện các chuỗi khép kín từ đầu vào đến đầu ra; Xúc tiến đầu tư về chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, nhất là nhà máy chế biến cà phê thành phẩm.
Huỳnh Hải
Theo dddcom.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 378980

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73425951