22:46 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Diện mạo nông thôn mới ở Kon Tum

Thứ sáu - 16/11/2012 02:01
Sau 2 năm triển khai, thu nhập bình quân của người dân vùng nông thôn Kon Tum cao gần gấp 1,5 lần so với trước, diện mạo nông thôn cũng khang trang, tươm tất hơn.
 

Đường vào làng văn hóa Iệc, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum - Ảnh: VGP/Mai Vy

Gia đình chị Nguyễn Thị Hòa (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) đã rời Hòa Bình chuyển vào vùng đất này từ những năm 1980 theo diện kinh tế mới. Chị cho biết, cuộc sống vùng biên với việc trồng cao su cực nhọc mọi bề.

 

Tuy nhiên, từ khi chương trình xây dựng Nông thôn mới được triển khai, hai người con đầu được hỗ trợ học nghề miễn phí, chị được vay vốn mở rộng diện tích cao su. Cuộc sống gia đình tuy không phải khá giả nhưng đã thong thả hơn xưa.

Còn gia đình anh Y Vân (người Ca Dong, thôn Iệc, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) phấn khởi khi được bố trí vào ở trong khu tái định cư hơn 3 năm nay, anh vui mừng vì “nhà mình có điện để xua đêm, con đau đã có trạm y tế”. Anh khoe, mới mua được chiếc xe máy để chở hàng trên cửa khẩu Bờ Y.

Ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum, cho biết, năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 27,91%, giảm 5,45% so với năm 2010. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp năm 2011 là 69%, giảm 0,53% so với năm 2010.

Hơn 4.000 lao động được đào tạo nghề từ 89 lớp dạy nghề nông nghiệp, 38 lớp dạy nghề về công nghiệp-dịch vụ. Sau đào tạo nghề đã có 15% lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới đã đem lại hiệu quả bước đầu như mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, trồng rau hoa xứ lạnh, trồng rau sạch, nhóm hộ vừa sản xuất và sơ chế cà phê, nhóm hộ sơ chế mủ cao su ...

Toàn tỉnh đã có 80 tổ hợp tác (trong có 36 tổ hợp tác sản suất về lĩnh vực nông nghiệp), 55 trang trại theo tiêu chí mới; 42 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư bước đầu có kết quả tốt; đã tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã.

Hiện nay, 81/81 xã đang triển khai công tác lập Đồ án quy hoạch, trong đó có 64 xã hoàn thành Đồ án quy hoạch chung (đạt 79%) và có 6 xã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết (đạt 7,4%).

Các xã còn lại hiện vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện, dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ có 100% số xã hoàn thành Đồ án quy hoạch chung, 30% số xã cơ bản hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn.

Tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương dành cho xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, quy hoạch nông thôn... ước đạt 180 tỷ đồng.

Nhân dân một số xã Ia Chim, xã Đoàn Kết– thành phố Kon Tum, nhân dân xã Hà Mòn, xã Đăk Mar – huyện Đăk Hà đã rất tích cực trong việc tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới …

Tập trung vào xã điểm

Tuy có những đổi thay đáng kể trong đời sống bà con nông thôn, nhưng ông Chương trăn trở với khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh vẫn là việc huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nguồn lực xây dựng chủ yếu dựa vào vốn Trung ương bố trí, ngân sách địa phương hầu như không có, trong khi đó việc huy động đóng góp, tham gia của người dân và các doanh nghiệp rất khó khăn.

Hiện Kon Tum có tới 66 xã (80%) có số tiêu chí đạt chuẩn dưới 5 tiêu chí, trong đó phần lớn là mới chỉ đạt được từ 1 - 2 tiêu chí.

Để khắc phục khó khăn, tỉnh sẽ ưu tiên chỉ đạo điểm, hỗ trợ các xã điểm để từ đó triển khai nhân rộng toàn tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất tăng thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, tôn tạo bảo vệ cảnh quan môi trường để sớm hình thành được nhiều hình mẫu nông thôn mới giúp cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận tin tưởng học tập nhân rộng.

Đồng thời đẩy mạnh triển khai các nội dung không cần nhiều kinh phí trên địa bàn của tất cả các xã, như: cải tạo vườn tạp, cải tạo nhà ở, các công trình vệ sinh gia đình, nâng cao đời sống văn hóa nông thôn…

Kon Tum phấn đấu kết thúc năm 2012, sẽ có 100% số xã đạt tiêu chí điện sinh hoạt và xóa nhà tạm, dột nát; 100% số xã hoàn thành quy hoạch chung và 30% số xã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn;

Đồng thời, sẽ có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 22 xã điểm đạt thêm ít nhất 2-3 tiêu chí nông thôn mới; 59 xã còn lại đạt thêm ít nhất 1-2 tiêu chí.

 

- Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại Kon Tum được triển khai tại 81 xã.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 14% số xã đạt chuẩn nông thôn mới;
- Tỉnh Kon Tum lựa chọn 22 xã điểm, để chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015;
- Tại 22 xã điểm, hàng năm mỗi xã đạt được ít nhất từ 2-3 tiêu chí.
- Các xã còn lại, hàng năm mỗi xã đạt được ít nhất là 1 tiêu chí.

 

Mai Vy

Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925832

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72608541