06:15 EST Chủ nhật, 19/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đỉnh cao nuôi biển: Bài 2 - Đột phá nhân tạo giống cá song vua

Thứ ba - 04/06/2019 03:52
Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện III) đã sản xuất thành công giống cá song vua hay còn gọi cá mú nghệ và giống lai giữa song vua và song hổ, có giá trị kinh tế cao, mở ra cơ hội phát triển nghề nuôi cá song bền vững.

Hợp tác đa phương

Cá song vua là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao nên rất tiềm năng phát triển nuôi. Tuy nhiên một trong những khó khăn để nuôi đối tượng này là chưa có cơ sở sản xuất giống ở quy mô thương mại. Nguyên nhân do thiếu kiến thức về nuôi vỗ thành thục và sinh sản của cá, tỷ lệ ấu trùng sống thấp.

Đàn cá bố mẹ song vua sinh trưởng và phát triển tốt tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nuôi biển Nha Trang (Viện III).

Hiện nay chỉ có Đài Loan là nơi có thể sản xuất được số lượng lớn cá song vua giống. Các nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam thường nhập cá giống nơi đây về nuôi thương phẩm. Song nhiều khi chất lượng cá giống không đảm bảo, tỷ lệ hao hụt cao.

Có thể nói cá song vua là một đối tượng ưu tiên cao đối với nhiều quốc gia. Và, việc phát triển cá song vua bền vững cũng là vấn đề ưu tiên ở nhiều quốc gia bao gồm Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên công các nghiên cứu và nghề nuôi cá song vua gặp nhiều khó khăn trở ngại do mức đầu tư cao trong việc lưu giữ và duy trì đàn cá song vua bố mẹ.

Xuất phát từ thực tế đó, dự án “Phát triển công nghệ cá song vua ở Việt Nam, Philippines và Australia” được thực hiện từ 1/1/2014 đến 31/12/2018 đã giải quyết nút thắt này bằng cách kết hợp các nguồn lực thông qua hợp tác đa phương.

Dự án do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ. GS.TS Abigail Alizur, Đại học Sunshine Coast (Australia) làm trưởng dự án. PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và Tiến sĩ Felix Ayson – Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á là điều phối viên dự án tại Việt Nam và Philippines.

TS Trương Quốc Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nuôi biển Nha Trang (Viện III), Trưởng nhóm thực hiện dự án tại Việt Nam, cho biết mục tiêu dự án phát triển công nghệ nuôi cá song vua tại 3 nước. Tuy nhiên tùy thế mạnh mỗi nước, nên mục tiêu dự án được chia ra thực hiện.

Tỷ lệ sống của đàn cá bố mẹ đến nay là 100%, trọng lượng đàn cá đạt từ 30 - 60 kg/con.

Ví dụ, Australia thực hiện liên quan thử nghiệm sản xuất hoóc môn giúp chuyển đổi giới tính cá sớm hơn và tìm tỷ lệ đực, cái khoảng bao nhiêu là phù hợp để quá trình sinh sản tốt nhất.

Còn Việt Nam và Philippines có thế mạnh về nuôi, cho nên 2 bên tập trung phát triển kỹ thuật ương nuôi, kỹ thuật cho đẻ, kỹ thuật ương nuôi ấu trùng lên cá giống.

Dự án đã hỗ trợ cho Trung tâm thu thập và nuôi dưỡng đàn cá song vua bố mẹ từ giữa năm 2016 với số lượng là 16 con (trọng lượng từ 18 - 27 kg/con). Hiện đàn cá song vua bố mẹ đang phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm và đang được cho đẻ lấy trứng để ương nuôi ấu trùng. Tỷ lệ sống của đàn cá bố mẹ đến nay là 100%, trọng lượng đàn cá đạt từ 30 - 60 kg/con, tỷ lệ thành thục là 78%.  

Làm chủ công nghệ sản xuất giống

Đó là khẳng định của TS Trương Quốc Thái với Báo NNVN. Theo đó, kết quả sơ bộ việc thực hiện cho đẻ và ương nuôi ấu trùng cá song vua cho thấy tỷ lệ thụ tinh 60 - 65%, tỷ lệ nở 45 - 50% và tỷ lệ sống là 2 - 3% (đến giai đoạn cá 1 - 2cm). Các nghiên cứu này vẫn đang được triển khai để nâng cao các chỉ tiêu kỹ thuật đến khi dự án được kết thúc (tháng 9/2019).

Tuy nhiên thành công lớn trong quá trình phát triển dự án, bên cạnh xây dựng quy trình sản xuất giống cá song vua, thì Trung tâm còn sản xuất giống cá song lai theo nhu cầu thực tế người nuôi bây giờ. Đó là con lai giữa cá song vua (mú nghệ, đực) với cá song hổ hay còn gọi mú cọp (cái) nên thừa hưởng ưu thế của cá mú nghệ và cá mú cọp.

Con cá mú lai được nuôi tại trung tâm.
Hiện cá mú lai được người nuôi phát triển vùng ven biển cả nước, nhất tại Cam Ranh (Khánh Hòa) và một số tỉnh miền Nam. Cụ thể, tại Cam Ranh hiện cá mú lai đã chiếm đến 70% diện tích so với các loại cá mú cọp, cá mú đen. Có 2 hình thức nuôi cá mú lai, lồng bè và ao đìa. Thời gian thả nuôi (kích cỡ 6 - 7 phân) đến khi thu hoạch đạt trọng lượng 1kg mất khoảng 9 tháng nếu dùng thức ăn cá tạp và 10 - 11 tháng nếu nuôi bằng thức ăn viên.

“Cá song vua có tốc độ phát triển nhanh, thịt ngon, nhưng đề kháng yếu trong điều kiện khắc nghiệt, dễ bị bệnh. Còn cá mú cọp phát triển chậm, chất lượng thịt ngon, sức đề kháng cao.

Khi cho 2 đối tượng này lai với nhau sẽ cho con cá mú lai có chất lượng thịt không thay đổi, ngoại hình đẹp, vừa phát triển nhanh, vừa chống chịu tốt môi trường khắc nghiệt”, TS Trương Quốc Thái chia sẻ.

Về quy trình sản xuất ra giống cá mú lai, theo TS Trương Quốc Thái, đầu tiên tiến hành nuôi vỗ cá bố mẹ. Vào mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch, cá bố mẹ được kiểm tra định kỳ hàng tháng về mức độ thành thục thông qua việc thăm trứng hoặc tinh bằng ống thăm.

Nếu thấy có đực và trứng phát triển tốt, thì tiến hành tiêm hoóc môn để cho chín trứng, chín tinh. Sau đó sẽ vuốt trứng, vuốt tinh để cho thụ tinh nhân tạo.

Trứng thụ tinh sẽ được ấp trong bể. Sau đó sẽ tách trứng thụ tinh chia vào bể ương nuôi ấu trùng nhỏ, có kích thước từ 8 - 15m3.

Từ giai đoạn này (cá mới nở) đến cá đạt kích thước 6cm phải mất 2 tháng. Trong đó, ở giai đoạn dưới 25 ngày cá giống được cung cấp thức ăn chủ yếu là tảo.

Đến giai đoạn từ 25 - 30 ngày cá giống đạt kích thước từ 2 - 3cm, thì luyện thức ăn công nghiệp. Nuôi ương cá giống đến khi cá đạt kích cỡ từ 6 - 7cm thì xuất ra thị trường.

Cá mú lai có ngoại hình đẹp, vừa phát triển nhanh, vừa chống chịu tốt môi trường khắc nghiệt.

“Chúng tôi đã xây dựng được quy trình sản xuất giống cá song lai với tỷ lệ thụ tinh 80%, tỷ lệ nở 75% và tỷ lệ sống 6 - 10%. Năm 2018, số lượng cá mú lai đã được chúng tôi sản xuất khoảng 80.000 con giống (cỡ 7 - 8cm) với chất lượng con giống tốt và được bán hỗ giá cho người nuôi nhằm phát triển mạnh và bền vững nghề nuôi cá mú lai thương phẩm”, TS Trương Quốc Thái chia sẻ.

Ông Lê Kim Hòa ở thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), một người vừa sản xuất giống và nuôi cá mú lai cho biết:

Trước đây người nuôi chủ yếu nhập cá giống từ Đài Loan nhưng nhiều khi chất lượng giống không đảm bảo, khó mở rộng diện tích thả nuôi. Khoảng 2 năm trở lại đây, sau khi được Viện III chuyển giao quy trình ương cá mú lai, chúng tôi đã phát triển diện tích cá mú lai.

Về chất lượng con giống sản xuất tại chỗ tốt hơn so với nhập. Tỷ lệ sống có những nơi đạt từ 80 - 90% và hơn 90%. Đây là loại có giá trị kinh tế cao, gấp đôi so với cá chẽm.

Theo đó, cá chẽm thương phẩm bán ra từ 90 - 100 ngàn/kg, còn cá mú lai dao động từ 180 - 270 ngàn/kg, trong khi chi phí đầu tư về thức ăn là như nhau. Sau khi trừ chi phí, cá mú lai cho người nuôi lãi ít nhất 80 ngàn đ/kg.


Theo: Kim Sơ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 47638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1007794

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74054765