18:20 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng bào Khmer cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương

Thứ tư - 03/08/2016 22:55
Những ngày này, về Trần Đề chúng tôi cảm nhận được diện mạo các phum sóc đang khởi sắc. Những vuông tôm ngút ngàn, những con đường bê tông sạch đẹp, những ngôi nhà kiên cố mọc lên san sát, những chiếc cầu mới vươn mình soi bóng trên những dòng kênh...
Khmer1.jpg
H1: Phum sóc xã Viên Bình đang đổi thay nhờ xây dựng NTM...
 
Trần Đề là huyện miệt biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 48% dân số), nhiều xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính Phủ. Những ngày này, về Trần Đề chúng tôi cảm nhận được diện mạo các phum sóc đang khởi sắc. Những vuông tôm ngút ngàn, những con đường bê tông sạch đẹp, những ngôi nhà kiên cố mọc lên san sát, những chiếc cầu mới vươn mình soi bóng trên những dòng kênh lững lờ chở nặng phù sa tưới mát những cánh đồng mẫu một giống lúa đặc sản thêm mùa vụ bội thu, đã làm thay đổi diện mạo vùng quê một thời nghèo khó.  Sau hơn 5 năm xây dựng NTM, làng quê Trần Đề bừng sức sống khi cơ sở hạ tầng dần hoàn chỉnh, đời sống người dân được nâng lên, dân chủ được phát huy và người dân luôn đóng vai trò chủ thể trong phát triển xóm làng. Đến nay, Trần Đề huy động được trên 705 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 205 tỉ đồng. Từ các nguồn vốn trên, Trần Đề đã xây dựng được 392 công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, trường học…đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, bộ mặt nông thôn đã có nhiều chuyển biến. Trong đó, đã xây dựng được 165km đường bê tông, xây dựng tu sửa 850km thủy lợi, phát triển được lưới điện với trên 328km đường dây trung thế, 446km đường dây hạ thế, xây mới được 16 trường học. Bên cạnh việc khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai Trần Đề triển khai xây dựng nhiều mô hình hiệu quả: Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa thơm ST5 ở xã Viên Bình, nuôi bò sữa ở xã Viên An, Tài Văn, Thạnh Thới An; mô hình nuôi tôm ở xã Trung Bình, kinh tế trang trại kết hợp trồng lúa ở Liêu Tú…
 
 Khmer2.jpg
H2: Nuôi bò sữa được xem là mô hình xóa đói giảm nghèo nhanh ở Trần Đề  
 
Chúng tôi đến Viên Bình (người Khmer chiếm 67,5%) là xã nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống người dân gặp không ít khó khăn. Ông Danh Sung ở ấp Trà Ông phấn khởi nói: “Sau khi được tuyên truyền, vận động, tôi và nhiều bà con ở đây đã tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông cho việc đi lại dễ dàng, con cháu học hành cũng thuận tiện”. Còn ông Kim Rong - Trưởng ban Nhân dân ấp Trà Ông cho biết: “Hiện nay, 100% diện tích lúa được sản xuất 2 vụ với chủ yếu là những giống đặc sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Mô hình chăn nuôi bò sữa cũng có sự phát triển, tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, đời sống trong cộng đồng dân cư ngày càng lan tỏa”. Ông Nguyễn Văn Tánh - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Viên Bình cho biết: Qua phát động phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, bà con vùng có đông đồng bào Khmer này đã tình nguyện hiến đất đai, hoa màu và ngày công… để cùng Nhà nước xây dựng quê hương, như vận động chùa hiến đất xây dựng trường mẫu giáo; nhân dân trong ấp góp kinh phí hàng chục triệu đồng để làm đường… Nhờ đó, hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên, đời sống nông thôn được cải thiện rõ nét, tình làng nghĩa xóm càng thêm bền chặt, nét đẹp văn hóa được bảo tồn và phát huy... “Đến nay toàn xã xây dựng được nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, trong đó có 50% là đường bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện cả hai mùa mưa nắng và đặc biệt là với sự đóng của người dân đã xây dựng được trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia; có trên 90% hộ dân tộc Khmer có điện lưới quốc gia, nước sạch sinh hoạt. Nhờ được triển khai nhiều chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, nên sản xuất của người dân Khmer trong xã ngày càng hiệu quả hơn. Ở các ấp có khoảng chục sân thể thao (bi sắt, bóng đá, bóng chuyền), đời sống văn hóa ở Viên Bình ngày càng được nâng lên; trong đó, 93,7% hộ gia đình trong xã đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, Viên Bình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm nay”, ông Tánh chia sẻ.
 
Khmer3.jpg
H3: Nông thôn xã Trung Bình đang khởi sắc 

Đến ấp Đại Nôn, một trong những ấp nghèo, có đông đồng bào Khmer (chiếm hơn 80%) ở xã Liêu Tú (Trần Đề), trên con đường bê tông kiên cố dẫn vào ấp, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện giúp nhau làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo của đồng bào Khmer, trong đó nổi bật với mô hình chăn nuôi bò sữa. Đến gia đình anh Châu Kim Quyền, một trong những hộ vươn lên thoát nghèo từ mô hình nuôi bò sữa, anh Quyền chia sẻ: “Những năm về trước, do diện tích đất sản xuất nông nghiệp của gia đình ít, thu nhập từ cây lúa không cao nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Thấy được hiệu quả từ mô hình chăn nuôi bò sữa, năm 2012, tôi mạnh dạn vay vốn 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện mô hình chăn nuôi bò sữa. Đến năm 2014, tôi tiếp tục vay thêm 20 triệu đồng để đầu tư mở rộng mô hình. Với mô hình chăn nuôi bò sữa, mỗi tháng gia đình tôi thu nhập trên 4 triệu đồng từ việc bán sữa, qua đó góp phần phát triển kinh tế gia đình”. Ông Lưu Quốc Phong - Chủ tịch UBND xã Liêu Tú cho biết thêm: “Bên cạnh việc nhận được các chính sách hỗ trợ, điều quan trọng nhất là ý thức của đồng bào Khmer đã có nhiều thay đổi. Bà con không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước mà đã ý thức hơn về phát triển kinh tế gia đình, tích cực lao động sản xuất nhằm giảm nghèo. Chính vì vậy, trong những năm gần đây đời sống đồng bào Khmer không ngừng nâng lên thấy rõ”. 

 Khmer4.jpg
H4: Diện mạo nông thôn xã Liêu Tú đang khởi sắc sau 5 năm thực hiện phong trào xây dựng NTM  
 
Những ai xa quê, có dịp một lần trở về làng quê nông thôn xã Lịch Hội Thượng, chạy xe trên đường láng nhựa, bê tông êm ru, hẳn sẽ bất ngờ với những đổi thay về diện mạo của xã nông thôn mới có đông bào Khmer này. Bây giờ hai bên đường không còn ngôi nhà lá mà thay vào đó là những ngôi nhà khang trang, những biệt thự sang trọng, và những hộ được xem là nghèo cũng là nhà cột bê tông, lót gạch men, lợp tôn với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt. Đó là kết quả từ chủ trương xây dựng nông thôn mới hợp lòng dân và ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân Khmer nơi đây. Ông Nguyễn Văn Mẫm - Chủ tịch UBND xã Lịch Hội Thượng, cho biết: “Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thời gian qua địa phương cũng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, mua công cụ để hỗ trợ bà con Khmer nghèo sản xuất, nên cuộc sống của bà con Khmer nơi đây giờ đã khá hơn nhiều”. Trần Đề với những đổi thay như hôm nay đã minh chứng cho sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer và ngược lại, đồng bào Khmer đã cùng chung tay góp sức với chính quyền để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đời sống vật chất tinh thần ngày càng phát triển, theo đúng mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới...
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: những

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 364

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 362


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 572467

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70799782