21:42 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp Việt bắt tay trồng lúa Nhật hữu cơ

Chủ nhật - 26/05/2019 11:21
Gác lại sau lưng các giống lúa truyền thống và cách thức làm ăn vận hành kiểu cũ, năm 2019 này HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội) và Công ty Cổ phần Green Path Việt Nam ký kết hợp đồng sản xuất bao tiêu sản phẩm gạo hữu cơ Japonica Nhật với quy trình hiện đại.
Thu hoạch lúa hữu cơ Japonica tại HTX Đồng Phú.

Bà Trịnh Thị Nguyệt, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú chia sẻ, trước đây bà con Đồng Phú chủ yếu gieo cấy các giống lúa thuần, lúa lai, năng xuất khá nhưng giá bán thấp. Đến năm 2012, nhờ sự hỗ trợ từ Dự án PAMSI sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của JICA (Nhật Bản), HTX Nông nghiệp Đồng Phú bắt đầu triển khai thử nghiệm trồng các giống lúa hạt tròn của Nhật với diện tích 5ha, những năm sau nhân rộng và duy trì 20ha lúa hữu cơ mỗi vụ.

Theo bà Nguyệt, làm lúa hữu cơ vất vả, tỉ mẩn hơn canh tác lúa truyền thống gấp nhiều lần bởi các quy định vô cùng ngặt nghèo, khắt khe về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nên đầu ra không ổn định và giá bán không đủ hấp dẫn rất khó để giữ chân bà con tiếp tục gắn bó với mô hình.

“Trước đây Dự án PAMSI tìm đầu ra cho bà con, nhưng sau khi kết thúc Dự án bà con xã Đồng Phú phải chủ động công việc vô cùng khó khăn lạ lẫm này. Nhưng người đời có câu “gái có công chồng chẳng phụ”, vụ Xuân 2019 này Công ty Cổ phần Green Path Việt Nam tìm đến ký kết hợp đồng sản xuất bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa hữu cơ Japonica với với HTX với giá bình quân 14.000 - 15.000 đồng/kg lúa tươi. Với năng suất 5 - 5,5 tấn/ha, vụ Xuân 2019 này bà con nông Đồng Phú thu nhập khoảng 75 - 80 triệu đồng/ha.” Bà Trịnh Thị Nguyệt phấn khởi cho biết.

Xã viên HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú vận chuyển thóc về nơi tập kết thu mua.
Ngay sau khi chiếc máy gặt đập liên hợp Kobuta của Nhật Bản cho ra những bao thóc đầu tiên, trước sự chứng kiến của rất nhiều đại biểu tham dự hội thảo đầu bờ, lúa hữu cơ tươi vừa gặt tại ruộng tại HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú được lấy mẫu ngẫu nhiên đem test nhanh bằng xe kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp (Sở NN-PTNT Hà Nội) khẳng định, các mẫu thử đều không phát hiện tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Theo đánh giá của PGS.TS Mai Quang Vinh, Viện trưởng Viện Công nghệ xanh (Green Tech), quy trình sản xuất lúa hữu cơ Đồng Phú là một trong những mô hình được áp dụng quy trình nghiêm ngặt và hiện đại nhất của Green Tech đến thời điểm hiện tại, tất cả thông tin về ngày xuống giống, bón phân, thời tiết, nhiệt độ đều được ghi chép đầy đủ thông qua nhật ký điện tử egap.

Do đó, các thông tin được công khai, minh bạch ở mọi công đoạn sản xuất và trùy xuất nguồn gốc đến từng hộ nông dân.

Thành công của mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú đã mở ra hướng đi mới trong việc cung ứng gạo chất lượng cao cho thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc.

Lúa tươi hữu cơ sau khi gặt được lấy mẫu ngẫu nhiên test nhanh đều âm tính với thuốc bảo vệ thực vật.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Green Path Việt Nam Phùng Thị Thu Hương cho biết, với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, không sử dụng phân hóa học, không chất kích thích sinh trưởng, không thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Chỉ bón phân hữu cơ, bao gồm phân chuồng ủ hoai mục bằng Trichoderma, lân nung chảy, vôi bột, chế phẩm bảo vệ thực vật solo organic, phân bón lá hữu cơ,… song năng suất lúa vụ Xuân năm 2019 tại HTX Đồng Phú vẫn đạt khá cao, 180 - 210kg/sào.

Bà Hương cho biết thêm, ngay sau khi thu hoạch xong lúa tươi của bà con, doanh nghiệp sẽ vận chuyển về nhà máy tại Hưng Yên để sấy khô, bảo quản nhằm lưu giữ được chất lượng, dinh dưỡng tốt nhất của hạt gạo Nhật.

Cụ thể, sau khi lúa được sấy khô xuống đạt độ ẩm 15% trong 24 giờ sẽ được đem xay xát bảo quản gạo ở nhiệt độ 16 độ C trước khi dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và cung cấp ra thị trường.

Hợp tác sản xuất tiêu thụ lúa hữu cơ giữa HTX Đồng Phú và Green Path Việt Nam hướng đi mới của Hà Nội.

“Sau thành công tại vụ Xuân 2019 này, vụ Mùa 2019 tới đây Green Path sẽ tiếp tục triển khai sản xuất 45ha theo quy trình hữu cơ tiến bộ Mỹ. Đến vụ Đông 2019, doanh nghiệp đặt mục tiêu 45ha luân canh đậu tương đen, khoai tây hữu cơ.

Từ năm 2020, định hướng mở rộng hàng trăm ha trồng lúa hữu cơ, ký kết hợp đồng đầu tư, quản lý vùng trồng, chế biến, bảo quản quy mô công nghiệp để hướng tới xuất khẩu trường cao cấp. Định hướng của Công ty khi bắt tay với HTX Đồng Phú không chỉ dừng lại ở phát triển nông nghiệp hữu cơ mà còn tiến tới sẽ là mô hình nông nghiệp du lịch hữu cơ sinh thái” - Tổng Giám đốc Green Path Việt Nam Phùng Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Theo Nguyên Huân /nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1320258

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71547573