05:13 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp chủ động vào chuỗi liên kết ngành mới phát triển bền vững

Thứ tư - 27/06/2018 22:38
VOV.VN - Tham gia vào chuỗi giá trị sẽ đẩy mạnh kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế.

Tập đoàn TH với thương hiệu sữa TH True Milk là một trong những doanh nghiệp lớn có thế mạnh về sản xuất chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy vậy, dù nguồn lực lớn đến đâu, TH cũng khó có thể tự mình làm hết mọi công đoạn sản xuất, đặc biệt là những công đoạn không phải thế mạnh của công ty như sản xuất thức ăn chăn nuôi hay vận tải. Đó là lý do TH phải chủ động đặt hàng các doanh nghiệp nhỏ để hình thành chuỗi liên kết ngành.

Ông Ngô Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH cho biết, trong chuỗi giá trị, TH không bao giờ để các doanh nghiệp đi tìm mình, mà ngược lại, TH sẽ đi tìm họ tham gia chuỗi giá trị của TH.

Điều này thể hiện bằng việc, doanh nghiệp phải liên kết với nông hộ vùng nguyên liệu để cung cấp thêm nguyên liệu đầu vào. Trong vận tải, kho bãi, nhà sản xuất chế biến như TH không thể đầu tư hết được, mà cần sự liên kết với doanh nghiệp bên ngoài. Song, để đảm bảo giá trị của chuỗi, doanh nghiệp chế biến cũng đặt ra các yêu cầu để các doanh nghiệp tham gia các khâu cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt, từ đó đảm bảo, nâng chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa.

 

doanh nghiep chu dong vao chuoi lien ket nganh moi phat trien ben vung hinh 1
Hình thành chuỗi liên kết ngành là giải pháp cần thiết cho phát triển bền vững.

 

Hình thành chuỗi liên kết ngành là giải pháp cần thiết cho phát triển bền vững và chuỗi liên kết phải có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn thì mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, số doanh nghiệp lớn chủ động tham gia chuỗi liên kết như TH chưa nhiều.

Do đó, hiện việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mô hình chuỗi vẫn chưa phát huy hết tiềm năng trong các khâu để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất với chi phí thấp. Thêm vào đó, việc liên kết giữa các doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị còn hạn chế.

Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực nội tại của các quy chuẩn, chất lượng của doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn trở thành "vệ tinh" của các doanh nghiệp lớn. Cùng với đó, mặc dù chính sách đã có nhưng chưa đủ, chưa có giải pháp cụ thể để khi thực hiện tham gia chuỗi giá trị, cả doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn có lợi ích trong đó.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, cho rằng: “Tham gia vào chuỗi giá trị, về cơ chế vận hành thì trên lãnh đạo đã hết sức chú trọng đến tư duy đổi mới, nhưng bộ phận ở dưới lại vẫn tạo những điều kiện hết sức khó khăn khi mà các doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đến làm các thủ tục. Thêm vào đó các doanh nghiệp với doanh nghiệp chưa tăng cường sự liên kết hợp tác với nhau. Vấn đề về thị trường vẫn chưa đổi mới tư duy bắt kịp vấn đề này.”

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn sẵn sàng tham gia chuỗi liên kết để nâng cao năng lực. Quan trọng nhất hiện nay là phải thu hút được sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp lớn đầu ngành.

Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để tham gia vào chuỗi cần đáp ứng được công nghệ, vì vậy sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu về công nghệ, tiêu chuẩn, kỹ thuật chất lượng. Đồng thời cần có sự liên kết chặt chẽ của doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia vào chuỗi giá trị.

“Hỗ trợ thúc đẩy cụm liên kết ngành, để triển khai được phải xây dựng dưới dạng một dự án cụ thể. Ví dụ ngành nông nghiệp xây dựng một dự án hỗ trợ phát triển chuỗi về tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phải cụ thể như thế, trong đó phải có một danh sách doanh nghiệp trong vùng như thế này”.

Song song với đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp cận theo hướng mới, hệ thống giải pháp có tính chiến lược cùng với sự phối hợp hành động giữa nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng chiến lược kinh doanh, thương hiệu.

Đồng thời, từng bước tích tụ vốn để tăng năng lực sản xuất, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh liên kết với nhau giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ để tạo ra chuỗi giá trị chặt chẽ trong từng khâu, từng lĩnh vực ngành hàng. Việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ đẩy mạnh kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế. Từ đó, giúp chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu./.

 

 

Nguyễn Hằng/VOV1
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 31384

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943595

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73990566