19:19 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Ít và khó

Thứ sáu - 08/01/2016 03:20
Mục tiêu 5.000 doanh nghiệp KH&CN đến năm 2020 do Bộ KH&CN đề ra khó có thể thực hiện được nếu không có những thay đổi từ chính các DN và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Số DN được chứng nhận DNKH&CN còn khiêm tốn. Ảnh minh họa.

Số DN được chứng nhận DNKH&CN còn khiêm tốn. Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, tính đến tháng 11-2015, cả nước có khoảng 2.800 DN KH&CN, gần đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển KH&CN là 3.000 DN. Trong đó mới chỉ có 204 DN đã được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN. Ngoài ra, có 23 DN được cấp giấy chứng nhận DN công nghệ cao; 400 DN đang hoạt động tại các khu công nghệ cao; 818 DN đạt tiêu chí DN KH&CN và có nhu cầu được cấp chứng nhận (tập trung chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh); 1.400 DN phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Tuy số lượng DN thực chất là DN KH&CN không nhỏ, nhưng số lượng DN đăng ký và đã được chứng nhận là DN KH&CN còn khiêm tốn, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội (30 DN) và TP Hồ Chí Minh (23 DN). Một điều đáng lưu ý là trong 10 tháng đầu năm 2015, số DN KH&CN phải giải thể và tạm ngừng hoạt động chiếm khoảng 14,1% trong tổng số DN đang hoạt động. 

Nhìn nhận tốc độ phát triển DN KH&CN trên cả nước hiện còn chậm, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN cho rằng chỉ tiêu 5.000 DN KH&CN đến năm 2020 do Bộ KH-CN đề ra khó có thể thực hiện được nếu không có những thay đổi từ cả hai phía: Doanh nghiệp và nhà nước. 

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015 đã chỉ ra nguyên nhân của việc phát triển các DN KH&CN còn chậm. Đó là chưa có sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai các chính sách ưu đãi đối với DN KH&CN; cơ chế công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước làm cơ sở đăng ký chứng nhận DN KH&CN chỉ mới được ban hành; nhiều sản phẩm của DN KH&CN là các sản phẩm sáng tạo mới, chưa có trên thị trường, chưa có quy chuẩn chất lượng đối sánh,... khiến các cơ quan quản lý lúng túng trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận. 

Lãnh đạo một DN cho biết, thực tế hiện nay nhiều DN cũng không mặn mà xin cấp giấy chứng nhận DN KH&CN bởi điều kiện để được cấp giấy chứng nhận không đơn giản trong khi những chính sách hỗ trợ, ưu đãi không có nhiều khác biệt so với DN thuộc các lĩnh vực khác. Cụ thể, việc quy định về tỷ lệ doanh thu nhằm thực hiện chế độ ưu đãi về thuế doanh thu đối với sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH-CN không dễ đạt được.

Theo đó, một DN KH&CN muốn được ưu đãi thuế thì phải đạt được tiêu chí tổng doanh thu của DN trong năm thứ nhất, hai, ba lần lượt đạt từ 30%, 50%, 70% trở lên. Với các DN mới thành lập, đây là một khó khăn lớn vì đặc thù của hoạt động KH&CN đòi hỏi “đường dài” mới có thể nhìn thấy hiệu quả. 

Vì vậy, kiến nghị từ phía Bộ KH&CN về các giải pháp chính sách trong những năm tới cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về DN KH&CN theo hướng điều chỉnh tiêu chí xác định đối tượng, đơn giản hóa thủ tục đăng ký chứng nhận, bổ sung các ưu đãi thiết thực đối với DN KH&CN; đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN; xây dựng Chương trình quốc gia thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo…

Đề xuất về việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực KH&CN, TS Bùi Văn Quyền, Giám đốc Văn phòng Chương trình Tây Nam bộ cho rằng, thay vì xây dựng kế hoạch theo năm tài chính hiện nay, các nhiệm vụ KH&CN cần được cấp kinh phí kịp thời theo tiến độ đề xuất và phê duyệt nhiệm vụ. Ngoài ra, kinh phí năm nay chưa sử dụng hết nên tự động chuyển sang nguồn năm sau mà không phải làm thủ tục xin chuyển...     

Thu Hương
http://daidoanket.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 91


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1249685

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72932394