00:30 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới: Vai trò còn mờ nhạt

Thứ bảy - 07/09/2013 21:31
Xây dựng nông thôn mới (NTM) cần sự chung tay của cả cộng đồng, nhất là các doanh nghiệp, bởi đây là những đơn vị có nguồn lực lớn. Mặc dù được kỳ vọng rất nhiều, song trong 3 năm qua, sự tham gia của các doanh nghiệp vào chương trình xây dựng NTM còn khá mờ nhạt.
Chưa như kỳ vọng
 
Theo Văn phòng Điều phối T.Ư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong 3 năm qua, tổng kinh phí được đầu tư cho xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn là 30.180 tỷ đồng, với trên 9.000 hạng mục công trình. Trong đó đã nâng cấp, xây mới khoảng 38.000km đường giao thông, 15.000km đường kênh mương. Nhiều tỉnh, TP đã có chính sách, giải pháp sáng tạo như hỗ trợ vật liệu xây dựng giao cho cộng đồng triển khai thực hiện. Đơn cử, tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ làm được 1.074km đường giao thông nông thôn, Nam Định làm mới 2.034km đường giao thông... Nhờ đó, hạ tầng kinh tế  - xã hội ở khu vực nông thôn đã có nhiều chuyển biến rõ nét.
Công ty Hương Cảnh tham gia thu mua rau an toàn cho nông dân xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Quang Thiện
Công ty Hương Cảnh tham gia thu mua rau an toàn cho nông dân xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Quang Thiện
Mặc dù vậy, nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng NTM vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Theo chủ trương ban đầu đề ra, 40% nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM được huy động từ ngân sách Nhà nước, 20% từ doanh nghiệp - HTX và 10% do người dân đóng góp. Tuy nhiên, thực tế trong 3 năm qua, vốn từ ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tới 50% tổng nguồn vốn thực hiện chương trình, trong đó ngân sách T.Ư huy động 4.920 tỷ đồng, ngân sách địa phương 30.091 tỷ đồng, còn doanh nghiệp mới chỉ đóng góp được 5%, rất thấp so với mục tiêu.
 
Bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, đầu tư của doanh nghiệp vào khu vực nông thôn còn rất hạn chế. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp ở khu vực nông thôn chỉ chiếm khoảng trên 30%, song quy mô nhỏ và lợi nhuận thấp hơn. Điều đó cho thấy các chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn chưa phát huy được hiệu quả.
 
Tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Tài chính, trong 3 năm qua, ngân sách TP hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng NTM cho các huyện, thị xã đạt khoảng 1.925,8 tỷ đồng. Các huyện, thị xã và các xã cũng đã bố trí vốn ngân sách đầu tư cho các dự án thuộc Đề án xây dựng NTM là 5.407 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được 4.700 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch. Tuy nhiên, vốn đóng góp của doanh nghiệp mới đạt 160 tỷ đồng gồm cả tiền mặt, hiện vật và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
 
Xác định lại vị thế
 
Chương trình xây dựng NTM được triển khai trên phạm vi toàn bộ 9.052 xã của cả nước. Với mục tiêu, đến năm 2015, cả nước có 20% số xã đạt chuẩn NTM, tương đương khoảng 1.800 xã. Để đạt được mục tiêu trên, cần nguồn lực khá lớn, trong đó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần nhìn nhận chương trình xây dựng NTM là một cơ hội để phát triển, cũng như sự hợp tác công - tư với Nhà nước để phục vụ phát triển nông thôn. Hiện nay, cơ hội hợp tác công - tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là rất rộng mở như xây dựng cơ sở hạ tầng; cấp nước sinh hoạt; thu gom, xử lý rác thải; chuyển giao công nghệ; đào tạo lao động…
 
Đặc biệt, để tăng hàm lượng chất xám trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị và lợi thế cạnh tranh của nông sản không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Ông Ngô Tiến Dũng - Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho rằng, các doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp là do xác suất rủi ro cao, thu hồi vốn chậm trong khi sản xuất còn phân tán, thiếu quy hoạch. Cách tốt nhất để tháo gỡ "nút thắt" này là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Muốn vậy, Bộ NN&PTNT cần đề xuất với Chính phủ ban hành những chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.Ngoài ra, theo ông Nguyễn Duy Phong - Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cần tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ nông dân tiếp cận vay vốn tín dụng đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Cùng với đó, có sự ghi nhận, tôn vinh kịp thời các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân ủng hộ, đóng góp cho chương trình xây dựng NTM để khuyến khích toàn thể cộng đồng tham gia.
 
Thiên Tú
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 339

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 338


Hôm nayHôm nay : 40913

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1013081

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71240396