02:48 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp thực phẩm “khổ” vì vi chất

Thứ ba - 26/06/2018 22:07
Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, song đến nay, Bộ Y tế vẫn đang “câu giờ” khiến các doanh nghiệp chế biến thực phẩm gặp nhiều khó khăn.
Quy định về muối i - ốt đang làm khó các doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Quy định về muối i - ốt đang làm khó các doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/1/2016 có hiệu lực từ tháng 3-2017, quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Sau hơn 1 năm triển khai, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên quan đã cùng bày tỏ bức xúc trước quy định này.

Tại hội thảo “Trao đổi một số thông tin đánh giá tác động việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm” vừa diễn ra chiều nay (25/6) tại TP. Hồ Chí Minh, ông Lâm Bá Nhĩ - Giám đốc Quản lý Chất lượng, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN)- chia sẻ, sau hơn 1 năm thực hiện, VISSAN gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình sản xuất, công bố và tự công bố chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường. Cụ thể, qua kiểm tra, đánh giá chất lượng cảm quan các sản phẩm tại đơn vị này, kết quả không thay đổi về cấu trúc, màu sắc và mùi vị. Tuy nhiên, đặc tính mỗi sản phẩm có khác nhau nên lượng muối i- ốt đưa vào cũng khác nhau.

Những sản phẩm chế biến qua công nghệ xử lý nhiệt độ cao (tiệt trùng) làm mất tác dụng và không còn tồn dư i-ốt trong thành phẩm, do đó qua kết quả xét nghiệm cho thấy có những sản phẩm không còn i-ốt…

“Đối với muối dùng trong chế biến thực phẩm không nên bắt buộc phải sử dụng muối có bổ sung i-ốt, bởi khi quá trình gia nhiệt trong chế biến sẽ làm phân hủy hết lượng i-ốt trong sản phẩm nên thành phẩm cuối cùng đã không còn i-ốt tồn tại và không đáp ứng được kỳ vọng của Nghị định 09 về bổ sung i-ốt cho người dân, điều này gây lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp chúng tôi. Nhà nước nên vận động người dân bổ sung i-ốt thông qua việc sử dụng muối ăn trực tiếp có i-ốt hoặc qua nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên khác nhau chứa nhiều i-ốt như các loại rau xanh đậm, khoai tây, hải sản, đồ biển ...” – ông Nhĩ đề xuất.

Nhiều thị trường xuất khẩu không chấp nhận bột mỳ có chứa sắt và kẽm 

Cùng chung nỗi bức xúc, bà Huỳnh Kim Chi - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ bột mỳ - cho hay, thực hiện Nghị định 09, công ty đã thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (sắt và kẽm) vào quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Chi, khi công ty tiến hành sản xuất các sản phẩm làm từ nguyên liệu là bột mì có bổ sung sắt, kẽm thì kết quả là bột mì bị nổi đốm, màu sắc các sản phẩm thành phẩm không ổn định và bị biến đổi, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, quy trình đưa vào máy dò kim loại không áp dụng được. Trong khi đó, pháp luật của từng quốc gia nhập khẩu là rất khác nhau, hầu hết các thị trường xuất khẩu của công ty này đều không yêu cầu phải bổ sung vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm như Mỹ, Nhật, Canada… Một số quốc gia thì chỉ cho phép bột mì bổ sung sắt mà không được bổ sung kẽm như Nhật Bản.

Bởi vậy, “trong giao dịch xuất khẩu của chúng tôi phần lớn khách hàng không chấp nhận các sản phẩm làm từ bột mì có bổ sung vi chất sắt, kẽm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số và lợi nhuận. Đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng yêu cầu cung cấp sản phẩm không bổ sung sắt, kẽm vì ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối của khách hàng”- bà Chi phân tích.

Điều đáng nói, tại Nghị quyết 19/2018, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phải bãi bỏ quy định này. Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có động thái sửa đổi Nghị định 09. Bức xúc vì sự chậm chễ này, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh cho rằng, Bộ Y tế đang “câu giờ” khi thông báo về việc tạm thời không kiểm tra việc tự công bố thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm của doanh nghiệp có liên quan đến muối i-ốt. Song đây là chuyện hậu kiểm. Quan trọng nhất hiện nay là Bộ Y tế phải ra Nghị định chính thức để doanh nghiệp và các cơ quan quản lý khác có cơ sở pháp lý để thực hiện.

“Vấn đề ở đây là trên bảo dưới không nghe. Doanh nghiệp khổ mà cơ quan thực thi quản lý cũng khổ, không biết hướng dẫn thế nào” – bà Lan nhấn mạnh.

Theo đại diện các hiệp hội, ngay sau hội thảo này, 4 hiệp hội gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP); Hiệp hội Thực phẩm minh bạch; Hội Lương thực Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh (FFA) và Hội Nước mắm Phú Quốc sẽ cùng kiến nghị Chính phủ quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo đúng tinh thần của Nghị quyết 19.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 267


Hôm nayHôm nay : 33860

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1234374

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71461689