06:07 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Độc đáo làng nghề chế biến cau xuất khẩu thu nhập nghìn tỷ

Chủ nhật - 10/11/2019 06:41
Hiện nay, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là địa phương duy nhất trong cả nước được công nhận là làng nghề cau. Quả cau, lá trầu gắn với người dân nơi đây từ bao đời nay, vừa là văn hóa truyền thống vừa là nghề sinh nhai.

Trước đây, khi chưa xuất khẩu cau, người dân trồng đem bán trong nước phục vụ nhu cầu lễ hội, cưới hỏi. Khoảng 20 năm nay, cau được người dân Cao Nhân thu mua trong cả nước, sơ chế rồi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nghề làm cau tuy vất vả nhiều rủi ro nhưng đem lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Cao Nhân. Hàng năm, tổng sản lượng cau sấy khô của làng nghề này lên đến 5.000 tấn, nếu được giá có thể thu về đến 1 nghìn tỷ đồng.

Cả xã Cao Nhân có hơn 3.000 hộ và hầu như nhà nào cũng trồng cau. Nhà ít thì vài chục cây, nhiều thì vài nghìn cây
Cau Liên Phòng có tuổi thọ đến vài chục năm, cho quả đều. Kỹ thuật trồng cau Cao Nhân được đúc kết và truyền lại qua nhiều thế hệ đã góp phần làm mỗi cây cau đều cho nhiều quả, quả cau to, xanh bóng, đều và đẹp
Ông Nguyễn Văn Trường chỉ cho PV cách tính tuổi cau. Theo ông Trường, mỗi năm cây cau sẽ lột tối đa 5 bẹ. Như vậy, cứ 5 đốt là cây cau được 1 tuổi. Quả cau, lá trầu gắn bó với người Cao Nhân đã bao đời nay
Ngoài trồng cau tại địa phương, người dân xã Cao Nhân còn thu mua trong khắp cả nước. Đại lí lớn thì dùng ô tô thu mua cau. Đại lí nhỏ thì thu mua cau từ các thương lái thu gom ở trong vùng và chở xe máy đến
Cau sau khi thu mua được người dân vặt thành quả và cho vào luộc. Cau luộc theo kỹ thuật bên Trung Quốc hướng dẫn. Sau đó mới đem đi sấy khô
Cau được người dân cho vào lò sấy khô trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày bằng lò đốt than củi. Và trong quá trình sấy, cau được đảo liên tục, bảng đo nhiệt độ bên ngoài lò không được quá số 60
Cau xuất qua thị trường Trung Quốc phải đều, không lớn quá, cũng không bé quá. Người dân phải dùng máy hoặc dùng biện pháp thủ công để lựa chọn cau theo đơn hàng phía Trung Quốc
Cau được bốc lên xe để chở đi tiêu thụ, thường thì các chủ cau phải chở cau lên cửa khẩu Tân Thanh hoặc ra Quảng Ninh để xuất sang Trung Quốc. Năm nay, cau mất giá nên lượng hàng xuất đi chỉ cầm chừng
Cũng có những thương lái Trung Quốc sang tận xưởng để kiểm tra và sẽ mua trực tiếp luôn tại xưởng. Chủ cau Hoàng Văn Đoàn, xã Cao Nhân và thương lái Trung Quốc đang kiểm tra chất lượng cau sơ chế trước khi bốc lên xe
Trung bình hàng năm, làng nghề cau Cao Nhân xuất sang thị trường khoảng 5 nghìn tấn cau khô đã sơ chế. Những năm được giá có thể thu về trên dưới 1 nghìn tỷ đồng
Một cơ sở tiếp nhận cau từ Việt Nam của đối tác phía Trung Quốc. Cơ sở này vẫn tồn khoảng 4.000 tấn cau của năm 2018
Theo Đinh Mười/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 25896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 98025

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73144996