Là tổ chức chính trị của giai cấp ND giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức vận động hội viên ND tích cực tham gia thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nhiều chủ trương, chính sách để các cấp Hội trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình đề án phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương theo Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện để các cấp Hội nâng cao trách nhiệm và vị thế của tổ chức Hội với hội viên.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp đối mới thì vẫn còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ hội còn nhiều hạn chế về chất lượng và phương thức hoạt động vẫn còn chung chung, hình thức. Tình trạng tuyên truyền vận động “chay” còn khá phổ biến chưa đáp ứng được các nhu cầu bức thiết của hội viên ND. Nhất là về vốn, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, thôn tin thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ông Lại Xuân Môn – Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cùng ông Nguyễn Hữu Nhị tham quan mô hình sản xuất rau sạch hữu cơ của trang trại TH. ảnh: CT
Sáng ngày 14.10, UBND tỉnh Nghệ An, Hội ND Nghệ An long trọng tổ chức buổi Lễ đón nhận cờ thi đua của Chính phủ đồng thời đơn vị cũng được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh. |
Là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, số lượng hội viên và ND đông. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; quy mô đất đai nhỏ bé, quan hệ liên kết rời rạc, tiếp cận thị trường kém... Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra một yêu cầu cấp bách cần tiếp tục đổi mới cả nội dung và phương thức tập hợp vận động hội viên ND một cách có hiệu quả mới có thể đóng góp phần cùng cả tỉnh Nghệ An tái cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao thu nhập cho hội viên ND.
Nội dung đổi mới cần tập trung vào một số vấn đề sau:
1. Đổi mới nội dung, phương thức trong công tác tuyên truyền, giao dục và vận động ND. Tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mà trọng tâm là các cơ chế chính sách liên quan đến nông nghiệp, ND, nông thôn để hội triệu hội viên làm và hội viên kiểm tra, giám sát. Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền ở các chi tổ hội. Đẩy mạnh việc tuyên truyền thông qua các mô hình cụ thể ở từng địa phương và các địa phương khác.
2. Đa dạng hóa hình thức tập hợp hội viên ND, thường xuyên củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp Hội. Đổi mới phương thức hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở, gần dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên và tình hình ND.
3. Chăm lo bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp Hội và hội viên ND trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát phản biện xã hội.
4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội ND Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp ND Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 theo Kết luận 61 –KL/TW của Ban bí thư T.Ư và Quyết định 673/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ trong đó trọng tâm đổi mới hoạt động của Quỹ Hỗ trợ ND thông qua cho vay để xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, có sức lan tỏa...” Đổi mới hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và dịch vụ hỗ trợ ND, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, hỗ trợ thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm... Liên kết hợp tác trong sản xuất xây dựng và phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập và hạn chế rủi ro cho ND.
5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trọng tâm là tham gia thực hiện Kết luận T.Ư, Quyết định 218 QĐ/TW ngày 12.12.2013 của Bộ Chính trị, phối hợp với chính quyền các cấp để hòa giải, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
6. Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, ND, nông thôn. Các chương trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đổi mới nâng cao chất lượng các hoạt động của Hội cần phải được tiến hành thường xuyên liên tục. Hội phải luôn là người “đại diện” cho ý chí nguyện vọng và lợi ích chính đáng của Hội viên ND. /.
Theo: Nguyễn Hữu Nhị/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn