06:45 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi mới trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Tp Hồ Chí Minh

Thứ hai - 02/10/2017 20:25
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM (NN&PTNT) đã tổ chức cuộc họp liên ngành với sở LĐ-TB&XH và sở Tài chính bàn về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gia đoạn 2017 - 2020.

Sẽ ký hợp đồng trực tiếp với cơ sở đào tạo

Tại cuộc họp, ông Trần Ngọc Hổ, PGĐ Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết, trong cuộc họp giữa hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ LĐ-TB&XH, hai bộ trưởng đã thống nhất ý kiến sẽ giao kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho sở NN&PTNT quản lý. Trong khi đó, Sở LĐ-TB&XH sẽ phụ trách mảng nghề phi nông nghiệp. Nhưng quản lý chung vẫn do Sở LĐ-TB&XH phụ trách.

Kể từ bây giờ, Sở NN&PTNT sẽ triển khai theo hướng ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Khi đó, kinh phí đào tạo sở sẽ chuyển thẳng về cho các cơ sở đào tạo chứ không chuyển về cho các quận, huyện như cách làm lâu nay”, ông Hổ cho biết.

Đổi mới trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Tp Hồ Chí Minh - Ảnh 1

Canh tác tại vườn lan của gia đình lão nông Huỳnh Công Chánh (Hóc Môn)

Còn theo ông Nguyễn Trọng Liêm, chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT TP.HCM), hướng thống nhất của hai bộ trưởng thì việc đào tạo nghề nông nghiệp  cho lao động nông thôn chính thức là của ngành nông nghiệp. Sự thống nhất này sẽ phát huy quyền chủ động và quyền cao nhất của ngành nông nghiệp. Riêng đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn vẫn do Sở LĐ TB&XH quản lý cả kinh phí lẫn đào tạo. Vì vậy, các năm tới sẽ tách kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Tại cuộc họp, đại diện Sở tài chính cũng cho biết kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 đã được UBND TP.HCM phê duyệt với tổng kinh phí là 12,8 tỷ đồng.

Theo ông Hổ, dù hai Bộ đã thống nhất việc tách mảng đào tạo nhưng do gần hết thời gian nên trong năm 2017 vẫn sẽ làm như cách cũ. Nghĩa là  cả Sở NN&PTNT và Sở LĐ-TB&XH cũng lập kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. “Giai đoạn năm 2018-2020 sẽ tách bạch kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp về hai sở. Sở NN&PTNT quản lý và lập danh sách cũng như quy trình đào tạo nghề nông nghiệp, còn sở LĐ-TB&XH thì quản lý và lập danh sách đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động. Tuy nhiên, quản lý chung trong đào tạo và trình dự án với UBND TP.HCM thì vẫn do Sở LĐ-TB&XH thực hiện”, ông Hổ cho hay.

“Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn và Sở LĐ-TB&XH cần phải có kế hoạch cụ thể để trình UBND TP.HCM nhằm sớm giải quyết việc tách kinh phí thuận lợi kể từ năm 2018 trở đi”, đại diện Sở Tài chính đề xuất.

Đổi mới trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Tp Hồ Chí Minh - Ảnh 2

Mô hình cá cảnh, một trong những nghề nông nghiệp đang được TP.HCM định hướng phát triển 

Cũng theo ông Hổ, trước đây khi lập danh mục và mở lớp đào tạo thì kinh phí được duyệt sẽ do Sở Tài chính chuyển thẳng về cho quận, huyện quản lý. Nay, có sự tách bạch kinh phí nên sẽ tiến hành ký hợp đồng trực tiếp với các cơ sở đào tạo, kinh phí cũng sẽ được rót thẳng về cở sở này, quận, huyện chỉ quản lý về mặt nhà nước.

Đào tạo xong phải có việc làm

Thực tiễn mà ông Hổ cho biết là đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm, sau đào tạo người lao động phải có việc làm, có thu nhập đủ sống và tích lũy. “Quỹ đất nông nghiệp của TP.HCM không còn nhiều, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phải theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sinh học. Nghĩa là đào tạo phải theo hướng chuyên sâu, theo hướng phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao”, ông Hổ nói.

Theo Sở NN&PTNT TP.HCM, sở đang xây dựng và điều chỉnh lại quy trình đào tạo nghề nông cho lao động nông thôn một cách phù hợp hơn. Việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của người học nghề, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM). Thời gian đào tạo phải phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương…

Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động nông thôn cần huy động các nguồn lực đào tạo nghề nông nghiệp  một cách linh hoạt. Phổ biến nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng cần lồng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa-xã hội. “Giai đoạn tới 2017-2020 trong đào tạo cần thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, không phân biệt cơ sở đào tạo công lập hay ngoài công lập. Cần áp dụng mạnh mẽ các mô hình thí điểm thành công vào đào tạo, nhân rộng các mô hình đào tạo có hiệu quả..”, ông Nguyễn Trọng Liêm, chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT TP.HCM) cho biết.

Đổi mới trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Tp Hồ Chí Minh - Ảnh 3

Nông dân huyện Hóc Môn đang canh tác trên vườn rau, được đào tạo trồng theo mô hình nông nghiệp công nghệ xanh, sạch.

 

Còn theo Sở LĐ-TB&XH, đối với ngành nghề phi nông nghiệp cần đào tạo nghề để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm của doanh nghiệp; cơ sở sản xuất; làng nghề; đào tạo lao động nông thôn để làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; gắn đào tạo với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của quận, huyện và thành phố. Mục tiêu của năm 2017 là đào tạo cho 12 nghìn lao động nông thôn, trong đó gồm 3.470 người học nghề nông nghiệp và 8.530 người học nghề phi nông nghiệp.

Mới đây, trong cuộc giao ban các trường Cao đẳng-trung cấp nghề do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết: Để đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan truyền thông. Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng đã phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh thành lập chuyên mục tuyên truyền, cung cấp thông tin về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua thời gian triển khai, số lao động được đào tạo tăng lên, tỷ lệ người học có việc làm cũng khởi sắc. “Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chủ động hơn nữa, chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo yêu cầu và nhu cầu, tránh lãng phí thời gian cũng như tài chính”, ông Lâm lưu ý.

Theo Phong Thuận/baodansinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 241


Hôm nayHôm nay : 49606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1187710

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71415025