01:20 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi thay ấn tượng của vùng phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới trong năm 2016

Chủ nhật - 29/05/2016 04:12
Tính đến hết năm 2015, huyện Đông Anh đã có 21/23 xã (đạt 91,3%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), cơ bản có đủ điều kiện phấn đấu trở thành huyện NTM trong năm 2016. Sự cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền và sức dân chính là luồng gió tươi mát tạo nên bước đổi thay ấn tượng, rõ nét, góp thêm sức sống vùng nông thôn nơi đây ngày một khởi sắc.

Đổi thay từ sức dân

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Đình Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, từ đầu năm 2011, huyện Đông Anh bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với sự thống nhất, đồng bộ và tập trung cao của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và sự vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, các doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện.

 

Đông Anh đã đầu tư gần 178 km đường trục xã, liên xã; trên 128 km đường trục thôn, liên thôn; 

trên 590 km đường ngõ xóm, đạt 100% kế hoạch đặt ra trong xây dựng NTM. (Ảnh:TA)

 

Huyện đã có nhiều giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nổi bật là tập trung đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên.

 

Đến hết năm 2015, cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện cơ bản đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp phục vụ đời sống, sản xuất, vui chơi, giải trí của nhân dân. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ để tiến tới trở thành huyện công nghiệp; tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề được quan tâm đầu tư, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

Cụ thể, toàn huyện đã có 21/23 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã còn lại đạt trên 14 tiêu chí. Trong đó, xã Dục Tú đạt 15/19 tiêu chí, còn 4 tiêu chí chưa đạt là giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hoá; xã Kim Nỗ đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn là trường học, cơ sở vật chất văn hoá và môi trường.

Về kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tổng kinh phí đến hết 31/12/2015 đã thực hiện là 2.642 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn huyện đã đóng góp tới 182,6 tỷ đồng, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và nhân dân đóng góp là trên 200 tỷ đồng. Nếu ai có dịp về Đông Anh những ngày này hẳn sẽ không khỏi bất ngờ bởi diện mạo đổi thay của những làng quê ven sông Hồng. Không chỉ đường quốc lộ, liên xã, trục chính mà cả những tuyến giao thông nội đồng cũng được đầu tư xây dựng khang trang, rộng đẹp.

Trong 5 năm xây dựng NTM, nhờ biết phát huy tiềm năng, lợi thế về tốc độ đô thị hóa, Đông Anh đã đầu tư gần 178 km đường trục xã, liên xã; trên 128 km đường trục thôn, liên thôn; trên 590 km đường ngõ xóm đạt 100% kế hoạch đặt ra. Đường trục chính nội đồng đã cứng hoá được 395 km, đạt 86%. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng đường giao thông là 1.194 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 154 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp trên 30 tỷ đồng. Nhờ vậy, nhiều tuyến đường mới được hình thành, nhiều con đường cũ được nâng cấp, mở rộng. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân thụ hưởng” đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sự tham gia đóng góp, phát huy tính tự chủ, tự giác của người dân trong xây dựng NTM.

Về hệ thống trường học, năm 2010, toàn huyện có 84 trường học các cấp, trong đó có 25 trường đạt chuẩn Quốc gia. Từ năm 2010 đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và từng bước hiện đại hoá, đáp ứng tốt hơn yêu cầu giảng dạy và học tập. Đến nay, huyện có 50% trường đạt chuẩn Quốc gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.Toàn huyện có 21/23 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học theo quy định.

Một trong những kết quả ấn tượng nhất trong xây dựng NTM tại huyện Đông Anh là thu nhập của người dân không ngừng tăng lên. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm dần qua các năm. Cụ thể, trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, thu nhập của bà con nông dân mới đạt dưới 20 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 5,9%. Đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, thu nhập của người dân đã tăng lên trên 31 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn dưới 1,24%.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện thực hiện trong xây dựng NTM là giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm thực hiện nông thôn mới, huyện đã giải quyết việc làm cho 25 nghìn lao động, tập trung chủ yếu tại khu công nghiệp Thăng Long, các doanh nghiệp và làng nghề truyền thống. Môi trường làm việc tại các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng được cải thiện, hoạt động công đoàn ngày càng được phát huy, từ đó quyền lợi người lao động luôn được quan tâm, bảo vệ, góp phần gắn kết mối quan hệ giữa lao động và chủ cơ sở.

Đến nay, sau huyện Đan Phượng, Đông Anh là một trong 3 địa phương của Thành phố Hà Nội (cùng với Thanh Trì và Hoài Đức) đủ điều kiện đề nghị Chính phủ xét công nhận “Huyện nông thôn mới”.

Tập trung nâng cao đời sống người dân

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Trần Đình Nam cho biết, quá trình xây dựng NTM trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc đấu giá quyền sử dụng đất, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí để hoàn thành các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM của các xã. Bên cạnh đó, việc thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, quá trình thực hiện vừa phải vận động, làm công tác chính trị tư tưởng cho nhân dân vừa phải giải quyết các tồn tại do lịch sử để lại trong quá trình thực hiện giao đất và xử lý các tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai.

Mặt khác, quá trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh tuy tạo ra nhiều thuận lợi những cũng để lại những khó khăn cho huyện trong các lĩnh vực như: Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông thôn, tiêu thoát nước trong khu dân cư; vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất… Ngoài ra, nguồn ngân sách dự toán hằng năm đầu tư cho Chương trình xây dựng NTM chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương, trong khi nguồn thu ngân sách huyện có thời điểm khó khăn, cũng ảnh hưởng đến nguồn thu đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.

Theo kế hoạch, năm 2016, Đông Anh sẽ cán đích huyện NTM. Đây là một thử thách không nhỏ đòi hỏi có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội của toàn huyện. Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Trần Đình Nam cho hay, phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và nâng cao đời sống người dân đã được xác định là 3 nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong năm 2016. Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ nêu trên, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Tập trung huy động nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống cho người dân. Phát huy vai trò, sức mạnh làm chủ và đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM.

Đáng chú ý, huyện sẽ chú trọng hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như kênh mương, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện, trạm bơm. Đồng thời, đẩy mạnh chương trình cơ giới hóa nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, là bước không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn tạo ra nguồn lực tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng xây dựng NTM.

Đặc biệt, huyện cũng tích cực chỉ đạo các xã tiến hành dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung theo hướng hàng hóa và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tập trung huy động nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống cho người dân. Phát huy vai trò, sức mạnh làm chủ và đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM. Phấn đấu đến cuối năm 2016, 100% số xã của huyện đạt chuẩn xây dựng NTM.

Để làm được những điều nêu trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Trần Đình Nam khẳng định, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân coi việc xây dựng NTM là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi và chính nhân dân là người được trực tiếp thực hiện và thụ hưởng kết quả.

Chúng ta tin tưởng rằng, với sự chủ động, sáng tạo, chọn hướng đi đúng kết hợp với giải pháp cụ thể, Đông Anh sẽ còn tạo thêm nhiều thế và lực mới, góp phần tạo dựng mảnh đất ven sông Hồng ngày càng phát triển phồn thịnh và chắc chắn sẽ trở thành huyện nông thôn mới trong năm 2016./.


Theo: dangcongsang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283


Hôm nayHôm nay : 24268

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 880537

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64866481