02:33 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi thay trên quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng

Thứ bảy - 01/10/2016 00:38
Xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam), nơi “chôn rau cắt rốn” của cụ Huỳnh Thúc Kháng, một chí sĩ yêu nước, vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, kể từ sau giải phóng đã đổi thay cùng với sự đổi thay của đất nước trên đường đổi mới.
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
Cụ Huỳnh Thúc Kháng - người còn được gọi bằng cái tên gần gũi “cụ Huỳnh” - quê ở làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945, rồi làm quyền Chủ tịch nước trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp (31/5/1946-20/10/1946).

Nói về cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bác Hồ khẳng định: “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao… lòng son, dạ sắt, yêu nước, thương nòi…, là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

Nhân dịp kỷ niệm 140 năm ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), chúng tôi về thăm quê hương của người chí sĩ yêu nước ấy.

Trong ngôi nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng (tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) vẫn còn bảo tồn được không gian làm việc trước đây của cụ cùng những vật dụng sinh thời cụ hay dùng, trong đó có cả chiếc áo cụ mặc khi tham gia Chính phủ năm 1946…

Được trùng tu tôn tạo nhiều lần, ngôi nhà không chỉ là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia mà còn là một “địa chỉ đỏ” để thế hệ hôm nay đến tìm hiểu truyền thống yêu nước và cách mạng của cụ Huỳnh, đồng thời tiếp nối chí hướng cha ông. 

Làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương, chúng tôi được biết, là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, viết tiếp trang sử vẻ vang, trong công cuộc đổi mới, quân và dân trong huyện luôn kề vai sát cánh bảo vệ và xây dựng quê hương. Từ chỗ nghề nông là chủ yếu, đến nay Tiên Phước đã phát triển theo hướng đa dạng ngành nghề sản xuất. Phát huy mũi nhọn của kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn trái, cây nguyên liệu tập trung quy mô lớn.

Nhiều loại cây trồng như lúa, tiêu, thanh trà, măng cụt… đã mang lại nguồn thu nhập đang kể cho người dân địa phương. Đặc biệt, ở đây, cây keo từ chỗ là “cây xóa đói, giảm nghèo” thì nay đã trở thành “cây làm giàu” của địa phương.

Diện mạo nông thôn mới ở Tiên Phước ngày càng khởi sắc. Trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi, điện, công trình văn hóa thể thao... được đầu tư xây dựng. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Mạng lưới giao thông nông thôn do “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tạo cho đường làng ngõ xóm khang trang, sạch đẹp. Nhiều cây cầu kiên cố vững chãi bắc qua sông Tiên, sông Trạm, sông Khang; các nhà máy, xí nghiệp nối nhau mọc lên; thị trấn Tiên Kỳ ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp… Tất cả hòa quyện tạo nên bức tranh sống động, thể hiện sinh động sự đổi thay kỳ diệu của vùng đất này. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Tiên Phước đang phấn đấu trở thành huyện phát triển toàn diện và năng động của vùng Tây Quảng Nam.

 

Thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Sơn ngày nay. Ảnh: VGP/Ngọc Diệp
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh trên địa bàn được giữ vững. Hằng năm, Đảng ủy, Ban Chỉ huy quân sự huyện chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương vận hành đồng bộ, hiệu quả cơ chế lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc. 

Tiếp bước truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước, tiếp nối ý nguyện của cụ Huỳnh Thúc Kháng “phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiên Phước vẫn đang nỗ lực chung sức xây dựng quê hương ngày càng no ấm, phồn vinh.

Theo: Ngọc Diệp/chinhphu.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165


Hôm nayHôm nay : 28440

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1141482

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72824191