09:22 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi thay từ dự án "ngân hàng bò"

Thứ hai - 12/11/2012 19:26
Sau 3 năm triển khai Dự án "ngân hàng bò" do Tổ chức Caritas (Thụy Sỹ) hỗ trợ, hàng chục hộ dân xã Thuận Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) đã thoát nghèo.

Chị Thị Ka Nhôm chăm sóc bò mẹ và bò con.

Bà Đinh Thị Sao, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thuận Lợi, Trưởng ban Dự án cho biết: Năm 2007, toàn xã có 83 hộ nghèo (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) được vay vốn bằng 83 con bò 10 tháng tuổi thuộc dự án "ngân hàng bò", với tổng kinh phí trên 454 triệu đồng để nuôi bò sinh sản. Thực tế thấy, đây là dự án mang lại nhiều lợi ích cho nông dân nghèo, giúp bà con tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp, tạo sức kéo và cung cấp phân bón cho sản xuất. Từ 83 con bò giống, sau 3 năm sinh sản được 16 con bò, trong đó có 4 con bò cái bổ sung vào nguồn bò giống cho các hộ nghèo khác vay vốn.

Bà Sao cho biết thêm, khi tham gia dự án, mỗi hộ nghèo được vay 1 con bò cái lai Sind từ 10 tháng tuổi trở lên để chăn nuôi và cho sinh sản; chu kỳ vay 2 năm. Trong chu kỳ đầu, bò đẻ được bê cái thì các hộ hoàn trả vốn cho dự án bằng bò cái 10 tháng tuổi để tiếp tục giao cho hộ nghèo khác vay; nếu chu kỳ đầu đẻ ra bê đực thì được gia hạn thêm 1 năm, nếu bò vẫn tiếp tục đẻ bê đực thì hộ nghèo phải hoàn trả Ban quản lý dự án số tiền trị giá bằng tiền mua bò ban đầu. Trong trường hợp này, thời gian 1 hộ được vay không quá 40 tháng.

Chị Thị Ka Nhôm (39 tuổi, ngụ ấp Thuận Tiến), người tham gia dự án "ngân hàng bò" cho biết: "Nhà tôi nghèo nên được dự án cho vay 1 con bò cái (trị giá 6,5 triệu đồng). Đến thời kỳ sinh sản, bò sinh được 1 bê đực, nuôi gần 1 năm thì tôi bán, thu về gần 13 triệu đồng. Gia đình đã dùng số tiền đó, cộng thêm tiền dành dụm và vay mượn họ hàng để cất một căn nhà khang trang. Hiện, bò mẹ tiếp tục đẻ 1 bê cái, tháng tới tôi sẽ trả con bê này cho dự án để những hộ nghèo khác được vay vốn như tôi".

Anh Điểu Út (40 tuổi, ngụ ấp Thuận Tân) hồ hởi nói: "Năm 2007, gia đình được dự án cho vay 1 con bò cái, nuôi được hơn một năm thì bò sinh được 1 bê cái. Như vậy, tôi sẽ được giữ lại bò mẹ và trả con bê cái này cho dự án để cho những người nghèo trong xã có cơ hội vay". Hiện, bò cái của gia đình mang thai được hơn 1 tháng, ít lâu nữa sẽ sinh nở, đồng nghĩa với việc anh Út sẽ có một khoản tiền không nhỏ.

Với cách cho vay vốn bằng bò, các gia đình nghèo như chị Nhôm, anh Út sẽ không phải bỏ nhiều tiền để mua bò mà chỉ cần bỏ công chăm sóc, nuôi dưỡng, sau một thời gian sẽ được sở hữu bò của riêng mình. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, ngoài nhà ở thì có được một vài con bò là gia sản vô cùng lớn đối với họ. Chính vì vậy, dự án càng trở nên có ý nghĩa bởi không chỉ giúp đồng bào thoát nghèo bền vững mà còn nâng cao trình độ sản xuất cho bà con.

Quảng Bình

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 132


Hôm nayHôm nay : 39548

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 946039

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72628748