21:20 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi thay xóm nhỏ ven sông

Thứ tư - 20/03/2013 23:37
Xe chúng tôi dừng lại trên con đường đã được bê tông hóa khi đến Thanh Nga, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân - xã điểm xây dựng NTM của tỉnh Hà Nam. Thanh Nga là một thôn nhỏ nằm dưới con đê chắn lũ cạnh bờ sông Hồng. Ấn tượng đầu tiên là những con đường đã không còn bụi bặm vào những ngày nắng, không lầy lội vào những ngày mưa, như chúng tôi đã từng đến vào mấy năm trước.

 
Con đường liên thôn ở Thanh Nga  
được xây dựng khang trang, sạch đẹp
 
Từ ngõ nhỏ...
 
Chỉ tay về con đường phía trước, ông Trần Văn Quang - Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Thanh Nga cho biết, trước kia con đường này chỉ có bề mặt hơn 2m, việc đi lại của bà con còn gặp rất nhiều khó khăn chứ chưa nói đến phục vụ cho việc kinh doanh và buôn bán. Từ khi có chương trình xây dựng NTM, ban công tác vận động cũng tuyên truyền, vận động bà con hiến đất để làm đường. "Thời buổi "tấc đất tấc vàng” chuyện hiến đất đâu phải đơn giản. Trong khi đó, một số người dân còn xem việc xây dựng NTM là việc của nhà nước. Nhưng với quyết tâm  "đi từng ngõ”, "gõ từng nhà”, các cán bộ Mặt trận của xã đã thuyết phục được mọi người hiến đất, dịch tường, dịch dậu để làm đường giao thông nông thôn”, ông Quang khẳng định. 
 
Bà Trần Thị Thìn người đã hiến 40m2 đất thổ cư để làm đường giao thông cho biết, thực ra trong thâm tâm chúng tôi ai cũng muốn làng, xã có một con đường rộng rãi khang trang, giao thông thuận tiện. Do đó, khi các cán bộ trong ban vận động của Mặt trận đến nhà vận động hiến đất, dịch tường, dịch dậu để làm đường, gia đình tôi đồng ý phá bỏ ngay 3 gian quán để hiến đất mở rộng con đường. "Xóm phát động gia đình tôi tự nguyện, vì chúng tôi hiểu việc chúng tôi làm đã góp cho làng xây dựng được con đường to, sạch đẹp hơn. Thương lái các nơi đưa xe vào tận ngõ để thu mua hàng hóa, thuận tiện hơn trước rất nhiều”, bà Thìn hồ hởi nói. 
 
Bà Thìn cũng cho hay, sau khi hiến đất làm đường, bà con trong thôn ai nấy đều rất phấn khởi, có đường mới sạch sẽ việc đi lại thuận tiện hơn, cơ hội phát triển kinh tế của mỗi gia đình sẽ cao hơn, đời sống của người dân thuần nông nơi đây chắc chắn sẽ thay đổi nhiều hơn từ khi xây dựng NTM. 
 
Từ khi phát động phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, đến hết năm 2012, thôn Thanh Nga đã bê tông hóa được 4.000m đường thôn xóm, trong đó nhân dân đóng góp hơn 2 tỷ đồng (mỗi khẩu đóng góp từ 700 ngàn đồng - 1 triệu đồng) nhà góp nhiều 35- 40 triệu đồng. Tổng diện tích hiến đất làm đường giao thông nông thôn là hơn 6 nghìn m2 đất các loại, tường nhà 126m2. Hiện Thanh Nga đã nghiệm thu 7,5km đường thôn xóm.
 
Ông Trần Kiên Quyết, Chủ tịch MTTQ xã Phú Phúc cho biết, trước đây việc người dân hiến đất xây dựng đường giao thông thôn, xóm ở Thanh Nga chỉ có một vài hộ, thì nay phong trào đã trở nên rộng khắp. 
 
Ra đến cánh đồng lớn
 
Song song với việc làm đường, thôn Thanh Nga còn vận động bà con nhân dân dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ruộng đất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, Thanh Nga có năng suất lúa canh tác tốt nhất trong các thôn xóm khác, năng suất đạt 65 tạ/ha, tuy nhiên ruộng đất của mỗi hộ gia đình lại phân bố ở nhiều xứ đồng khác nhau nên việc sản xuất áp dụng cơ giới hóa còn gặp nhiều khó khăn. 
 
Ông Nguyễn Hữu Chinh - Trưởng Ban công tác Mặt trận xóm 4, Lý Nội cho biết: "Ban đầu khi tuyên truyền tới bà con trong thôn, nhiều người dân quyết tâm giữ đất mặt đường, không đồng ý DĐĐT. Việc DĐĐT là việc làm rất khó, do đụng chạm đến quyền lợi của hầu hết các hộ gia đình. Mọi người không chỉ lo chia phải ruộng xấu, đường xá nội đồng không thuận tiện, sợ khi chia ruộng diện tích sẽ không đồng đều vì ngày trước là đo bằng thước dây nên diện tích cũng có phần không chuẩn xác”. 
 
Khó là vậy, nhưng việc DĐĐT vẫn được phát động ở tất cả các xã, thị trấn. Theo ông Kiện, "mưa dầm thấm lâu” rồi bà con cũng hiểu được lợi ích lâu dài của chủ trương DĐĐT. Từ khi tham gia vào chương trình DĐĐT, những hộ gia đình thực hiện bây giờ chỉ còn 1-2 thửa, thửa lớn nhất cũng rộng khoảng 400m2, nhỏ nhất là 500m2. Việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp ban đầu đã khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ, chủ yếu là quy hoạch vùng sản xuất cho bà con tập trung hơn. "Đến nay, thôn đã thực hiện DĐĐT cho 7/16 xóm sản xuất, đây chính là tiền đề để xã quy hoạch xây dựng NTM, một cách thuận lợi hơn”, ông Kiện khẳng định. 
 
Có thể nói, chặng đường xây dựng NTM ở Thanh Nga vẫn còn rất dài và gian nan. Nhưng những thành quả ban đầu mà Thanh Nga đạt được là một tín hiệu đáng mừng. Đặc biệt đó là sự chung tay đoàn kết vượt khó của chính quyền, ban công tác Mặt trận và người dân. Điều đó được thể hiện rõ nét trên những con đường liên thôn, liên xã khang trang, sạch đẹp, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng NTM.
Lệ Hoài
nguồn:ddk.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 51178

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 290193

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68937809