02:48 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Đòn bẩy” nâng cấp nông sản chủ lực TP.Hồ Chí Minh

Thứ sáu - 13/12/2019 07:51
Các sản phẩm nông sản chủ lực của nông nghiệp đô thị, sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống và sản phẩm đặc trưng của một số huyện ngoại thành TP.HCM sẽ được “chắp cánh” bởi Chương trình OCOP để mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước…

“Đặc sản” của TP.HCM là gì?

Nếu như những năm trước, du khách đến TP.HCM sẽ khó có được lời giải đáp: Đặc sản của TP.HCM là gì? Thì vài năm trở lại đây, câu hỏi này sẽ được giải đáp bằng hàng loạt những sản phẩm như: Khô cá dứa Cần Giờ, khô cá sặc Củ Chi, tổ yến Cần Giờ, xoài cát Long Hòa (Cần Giờ)…

Đặc biệt, nhiều sản phẩm của địa phương trước đây chỉ tiêu thụ ở mức độ khiêm tốn thì nay đã vươn ra thị trường lớn. Không ít sản phẩm sau khi được lựa chọn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nâng cao giá trị kinh tế cũng như nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm.

 “don bay” nang cap nong san chu luc tp.ho chi minh hinh anh 1

  Nhờ “đòn bẩy” OCOP, nhiều sản phẩm vùng, miền đã  khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Ảnh: Q.H

"Chương trình OCOP là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm chủ lực, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn của thành phố, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát triển kinh tế khu vực nông thôn...”.

Ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM

Theo Sở NNPTNT TP.HCM, từ đầu năm 2019, thành phố đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28/1/2019 về phê duyệt đề án Chương trình OCOP trên địa bàn vùng nông thôn thành phố đến năm 2020.

Theo đó, Chương trình OCOP tập trung vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được thành phố xác định và lựa chọn tại Quyết định 4545/QĐ-UBND ngày 15/10/2018, bao gồm: Rau, hoa cây kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá cảnh.

6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống tại Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17/7/2013, bao gồm: Làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đồng, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).

3 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành thành phố, bao gồm: Khô cá dứa Cần Giờ, khô cá sặc Củ Chi, tổ yến Cần Giờ và 1 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ là xoài cát Long Hòa.

Theo đánh giá của Sở NNPTNT TP.HCM, việc thành phố ban hành đề án Chương trình OCOP trên địa bàn vùng nông thôn thành phố là cần thiết cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân nông thôn.

Đưa sản phẩm truyền thống ra “biển lớn”

Để có hướng đi thích hợp, TP.HCM ban hành các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP; trong đó có việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện chương trình. UBND TP.HCM giao Sở NNPTNT là cơ quan thường trực triển khai Chương trình OCOP. Trong đó ưu tiên lựa chọn các HTX, hộ dân là thành viên HTX, doanh nghiệp có tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với HTX là đối tượng tham gia thực hiện chương trình. Tổ chức ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển kinh tế tập thể và chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng, xúc tiến thương mại…

Nhờ “đòn bẩy” OCOP, việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, làng nghề truyền thống và ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP.HCM đã bắt đầu tạo ra được dấu ấn riêng.

Ngoài các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (rau, hoa cây kiểng, bò sữa, lợn, tôm nước lợ và cá cảnh) đều được UBND thành phố phê duyệt hỗ trợ trọng điểm để phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020; các làng nghề truyền thống được quan tâm bởi các chính sách từ Chương trình OCOP cũng dần vượt khó và hồi sinh. Như Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội của huyện Củ Chi;  Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn)... 

3 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành thành phố cũng thu hút sự quan tâm, trong đó: Khô cá dứa Cần Giờ có 66 cơ sở chế biến thủy hải sản, với 240 lao động. Khô cá sặc Củ Chi tập trung tại xã Phước Hiệp có 7 hộ tham gia, sản lượng khoảng 80 tấn/năm. Tổ yến Cần Giờ có 231 nhà yến (trong kho toàn thành phố 507 nhà), sản lượng khai thác bình quân đạt 5,4 tấn/năm…

Theo Quốc Hải/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản phẩm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 35682

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524382

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73571353