19:43 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dồn sức tái cơ cấu nông nghiệp

Chủ nhật - 12/07/2015 22:47
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay. Tại vùng ĐBSCL đã có 12 tỉnh - thành xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp và đạt được một số kết quả bước đầu; song chặng đường phía trước còn nhiều gian nan… - See more at: http://sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2015/7/389680/#sthash.6fAMgdLG.dpuf

Tín hiệu lạc quan

Theo Bộ NN-PTNT, sau 2 năm triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL, các tỉnh đã chuyển đổi được 78.375ha đất lúa sang trồng rau, dưa hấu, bắp, mè, đậu, thanh long… đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ 20% - 30%; trong đó một số hộ trồng bắp ở Đồng Tháp và An Giang đạt lợi nhuận cao gấp 1,5 - 1,8 lần so trồng lúa. Nhiều địa phương đã tổ chức được vùng sản xuất lớn trên cơ sở phát huy lợi thế của từng nơi. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, qua khảo sát một số tỉnh ở ĐBSCL cho thấy phương thức sản xuất được đổi mới rất nhiều. Áp dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng đã gia tăng khá mạnh, nhờ đó nông dân tăng được năng suất, chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch. Hiện tại, diện tích đất lúa được làm bằng máy đạt 96%, đây là con số đáng mừng. Ở các địa phương đã xuất hiện những mô hình sản xuất mới cho hiệu quả như: nuôi tôm trong nhà theo công nghệ cao ở Bạc Liêu và Kiên Giang; mô hình nuôi cá tra theo chuỗi giá trị của Công ty TNHH Hùng Cá thực hiện ở Đồng Tháp… 
 

Đồng Tháp đang tập trung tái cơ cấu 5 sản phẩm chủ lực.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tiết lộ: “Sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì Hậu Giang chọn 10 mặt hàng thế mạnh để đầu tư. Trong 2 năm qua, tỉnh đã chuyển đổi khoảng 3.000ha đất mía, vườn tạp và lúa kém hiệu quả để trồng các loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tỉnh cũng đẩy mạnh hỗ trợ nông dân thay đổi các phương thức sản xuất theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Bước đầu cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6%, rất nhiều hộ đạt thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, đồng thời xuất hiện những hộ làm nông nghiệp đạt 1-2 tỷ đồng/năm”. Theo UBND tỉnh Trà Vinh, chỉ tính riêng năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng 6,7% so năm 2013, đạt cao nhất từ trước tới nay. Kết quả này cũng nhờ việc triển khai tái cơ cấu nông nghiệp hợp lý. Nhìn ở một góc độ rộng hơn, ông Võ Minh Chiến, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho rằng, thời gian qua việc sản xuất nông nghiệp bộc lộ quá nhiều tồn tại cần phải thay đổi. Thực trạng được mùa rớt giá cứ mãi ám ảnh nông dân, rồi việc sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết… dẫn tới nhiều rủi ro. Tất cả hạn chế trên buộc chúng ta phải tái cơ cấu, thay đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng mới; trong đó chuyển dần từ nhỏ lẻ sang hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đây là vấn đề tất yếu để nông nghiệp phát triển.

Nhiều hạn chế cần tháo gỡ

Mặt được là vậy, tuy nhiên nhìn tổng thể việc tái cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL còn rất nhiều khó khăn. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhìn nhận: “Nhiều địa phương xây dựng đề án tái cơ cấu nhưng thiếu thông tin thị trường tiêu thụ, tính liên kết trong vùng chưa cao, việc triển khai tái cơ cấu còn lúng túng, giải pháp cho các ngành hàng sản xuất chưa rõ ràng nên nông dân khó áp dụng. Dù đã khuyến khích mô hình “cánh đồng lớn” nhưng tới nay phát triển rất chậm, chỉ đạt 3,3% tổng diện tích sản xuất. Nhân rộng các mô hình tiến bộ như VietGAP, GlobalGAP… cũng gặp khó khăn do đòi hỏi nhiều về chi phí. Đặc biệt, là hoạt động của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác còn yếu nên ảnh hưởng tới mô hình liên kết”. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, để tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả thì phải đẩy mạnh chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang nền sản xuất lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, sản phẩm gắn thị trường tiêu thụ. Các địa phương cần nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… 

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, trăn trở: “Ai cũng xác định tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn là hướng đi đúng. Tuy nhiên, vấn đề hạn điền đang là vướng mắc trong việc phát triển nông nghiệp. Vì vậy, cần có cơ chế “thí điểm” miễn thuế vượt hạn điền cho một số trang trại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất”. Cũng băn khoăn về những trở ngại trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, ông Lâm Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, bộc bạch: “Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản quá yếu kém. Điển hình như thủy lợi phục vụ nuôi tôm không đáp ứng được nhu cầu, vì thế thực trạng ô nhiễm nguồn nước, môi trường phổ biến khiến tôm nuôi bị chết tràn lan. Hiện tại, nguồn điện cũng chưa đáp ứng được mô hình nuôi tôm công nghiệp. Từ thực tế trên, Sóc Trăng kiến nghị trung ương hỗ trợ hạ tầng để giúp tỉnh triển khai nhanh tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất bền vững”. 

Theo ông Võ Minh Chiến, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, để tháo gỡ những khó khăn mà các địa phương đang gặp trong quá trình tái cơ cấu thì cần phân định trách nhiệm rõ ràng giữa trung ương và địa phương. Trung ương sẽ lo về cơ chế, chính sách; còn địa phương phải làm tốt việc quy hoạch và sản xuất. Kiến nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách về thí điểm mô hình HTX kiểu mới ở ĐBSCL, sau khi kiểm tra thấy hiệu quả thì sẽ nhân rộng. Xem việc tổ chức lại sản xuất một cách phù hợp là khâu đột phá để phát triển. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát lưu ý, ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực của cả nước, do đó việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là rất quan trọng nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, tăng sức cạnh tranh. Chủ trương là các địa phương phải xác định đúng thế mạnh của từng sản phẩm, từ đó chuyển dần từ sản xuất thụ động sang chủ động. Sản phẩm nông nghiệp hướng tới cạnh tranh trên thương trường quốc tế, vì vậy việc ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành giảm là yếu tố quan trọng. Một khi chúng ta thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp thành công, tổ chức lại sản xuất hợp lý thì chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ thắng lợi, đời sống nông dân sẽ được cải thiện…

HUỲNH LỢI
theo sggp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123011

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72805720