22:45 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đông Anh nhân rộng các vùng nông nghiệp hàng hóa

Thứ năm - 31/08/2017 22:18
Nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao đời sống cho người nông dân theo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, những năm qua, huyện Đông Anh đã tập trung chỉ đạo toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ đầu tư, phát triển những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
Nâng cao giá trị cây trồng 
Nằm ven sông Hồng, người dân xã Tàm Xá từ trước đến nay vẫn chỉ biết trông vào sản xuất nông nghiệp đơn thuần. Tuy nhiên, diện tích canh tác manh mún, nhỏ lẻ, cùng tác động của tiến trình đô thị hóa khiến sản xuất nơi đây gặp nhiều khó khăn. Giá trị ngành nông nghiệp bởi vậy đạt khá thấp. Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Tàm Xá đã từng bước thay thế cây lúa sang trồng ngô, lạc, đậu tương và rau các loại. Diện tích chuyển đổi đến nay đạt gần 35ha. Đặc biệt, tận dụng lợi thế đất ven bãi sông, xã Tàm Xá đã chuyển đổi 55ha đất canh tác sang trồng cây quất cảnh cho giá trị kinh tế vượt trội. Hàng năm, mỗi héc-ta trồng cây quất cảnh cho doanh thu khoảng 1,7 tỷ đồng. Đóng góp của nhóm cây quất cảnh cho tổng giá trị kinh tế của địa phương đạt từ 70 - 80 tỷ đồng/năm. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người nông dân trên địa bàn xã đến nay đã đạt gần 31 triệu đồng/năm…
Xã Tàm Xá có thể xem là một điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, công tác này đã và đang được huyện Đông Anh phát triển rộng khắp. Rất nhiều mô hình kinh tế được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất. Có thể kể tới vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở các xã Thụy Lâm, Liên Hà, Dục Tú… với diện tích trên 700ha, cho thu nhập gấp 1,3 lần lúa tẻ. Vùng rau an toàn ở các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng… với diện tích khoảng 800ha, cho doanh thu trung bình 230 triệu đồng/ha. Hay như vùng trồng hoa, cây cảnh tại các xã Tàm Xá, Tiên Dương, Uy Nỗ… với diện tích trên 200ha, cho doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên… Qua đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống cho người nông dân các địa phương.
Đồng hành cùng nông dân
Cùng với tích cực triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Đông Anh đặc biệt quan tâm hỗ trợ người nông dân trong xây dựng, nhân rộng những vùng chuyên canh nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa. Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Ngô Văn Lệ cho biết, từ nhiều năm nay, hàng năm địa phương bố trí trong nguồn ngân sách từ 20 - 25 tỷ đồng để hỗ trợ bà con phát triển sản xuất nông nghiệp. Cùng với mục tiêu từ nay tới năm 2020, hoàn thành chuyển đổi cây trồng trên diện tích 800ha, huyện đang tích cực rà soát quy hoạch, từng bước triển khai 4 đề án phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Cụ thể là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thay đổi cơ cấu, tăng vụ và sản xuất trái vụ; ứng dụng rộng rãi chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ; hỗ trợ, khuyến khích sản xuất lúa, rau củ quả theo hướng hữu cơ và thí điểm xây dựng mô hình cửa hàng cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.    
Thống kê cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh đến nay đã đạt 245 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, theo Bí thư Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Quang, địa phương vẫn cần nỗ lực nhiều hơn để phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế về đất đai, vị trí địa lý. Theo đó, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kế hoạch, tạo tiền đề phát triển và nhân rộng những vùng chuyên canh tập trung. Hỗ trợ bà con tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ nhằm gia tăng giá trị. Cùng với đó, từng bước xây dựng chuỗi liên kết, tạo đầu ra ổn định để bà con yên tâm sản xuất, hướng tới mục tiêu nâng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn vượt mốc 41 triệu đồng/năm hiện nay.
Theo: Trọng Tùng/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 400363

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73447334