20:45 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm giải pháp phát triển sản phẩm trọng điểm

Thứ tư - 25/07/2012 05:26
Ngày 24-7-2012, tại tỉnh An Giang, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì hội nghị "Về chính sách, mô hình phát triển các sản phẩm trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Phó Thủ tướng yêu cầu đại biểu các tỉnh, thành, các bộ, ngành trung ương đề xuất, tìm ra cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ những khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp, từng bước thúc đẩy các mặt hàng nông – thủy sản chủ lực phát triển ổn định.
 
 
 
Cá tra là một trong các sản phẩm chủ lực của ĐBSCL
 
Qua hai báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Bộ Công thương đã làm nổi bật những khó khăn của các mặt hàng, sản phẩm chiến lược, mũi nhọn của vùng như: lúa, cá tra, tôm. Nông dân trồng lúa và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu rơi vào tình trạng giá cả bấp bênh, đầu ra vừa khó lại thiếu vốn. Tình trạng tôm chết hàng loạt thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Bên cạnh đó, nhà máy thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Còn giá lúa luôn ở mức thấp, do xuất khẩu gạo gặp nhiều đối thủ cạnh tranh ở thị trường gạo phẩm cấp thấp. Riêng với cá tra, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho giá cả thấp, hệ lụy là doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân rơi lâm vào cảnh lỗ nặng.
 
Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An nhận định: Thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách đã được đặt ra. Tuy nhiên, để đi vào thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Các công trình thủy lợi hiện nay đã xuống cấp trầm trọng, nếu không tiến hành duy tu nạo vét, thì vài ba năm nữa ĐBSCL sẽ quay lại cảnh thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp mùa khô...
 
Bên cạnh đó, vấn đề tạm trữ hay chủ động mua dự trữ và xác định rõ trách nhiệm người đứng ra chịu trách nhiệm cũng được các địa phương quan tâm. Có ý kiến cho rằng: Việc mua tạm trữ lúa, gạo cần có chính sách hợp lý. Tuy nhiên, việc ban hành và thực hiện chính sách này còn chậm. Cần phải mua trước và sau mùa vụ, chứ đến khi thu hoạch doanh nghiệp mới triển khai mua thì giá lúa gạo đã giảm, nông dân chịu nhiều thiệt thòi. Ông Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho rằng: Khâu dự trữ hay tạm trữ phải do Nhà nước đứng ra làm không nên để doanh nghiệp thực hiện. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: "Dự trữ hay tạm trữ là vấn đề đại sự. Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT cần nghiên cứu sớm trình lên Thủ tướng để có chính sách phù hợp”!
 
Tình trạng các doanh nghiệp tự hạ giá bán cá tra để giật các mối khách hàng, đã thể hiện sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp… dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp tự tung tự tác. Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công thương An Giang bức xúc kiến nghị: Chính phủ cần sớm triển khai các cơ chế, chính sách giải pháp hỗ trợ thiết thực cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra. Hiện tại, cả nông dân và doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay. Nếu gói hỗ trợ mà kèm theo điều kiện "đòi thế chấp tiếp”, cả nông dân và doanh nghiệp điều không thể vay tiếp, vì tài sản của họ đã nằm ở ngân hàng từ lâu rồi! Các cơ chế, chính sách đưa ra phải điều chỉnh một cách hợp lý nhằm cứu lấy nghề nuôi, chế biến cá tra…
 
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng: Chính phủ luôn mong muốn có một cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, làm sao phát triển nông nghiệp nhanh mạnh và bền vững. Gần đây, Chính phủ đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực này. Các cơ chế, chính sách phần nhiều đã được triển khai thực hiện và phát huy được tác dụng nhất định, tuy nhiên cần phải tiếp tục nghiên cứu hơn nữa. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng lâm vào khó khăn, nhưng sản xuất nông nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng, góp phần vào ổn định an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát, tạo ra nguồn nguyên liệu tiếp tục duy trì nhịp độ xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Các cơ chế, chính sách mà các tỉnh vùng ĐBSCL đã kiến nghị trong hội nghị sẽ tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện. Cần phải tập trung nghiên cứu lựa chọn sản phẩm trọng điểm quốc gia, gắn với các qui hoạch đối với từng vùng. Các qui hoạch và điều chỉnh phải phát huy lợi thế cả vùng, không rơi vào tình trạng tự phát. Đối với mặt hàng cá tra, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, nhấn mạnh: Trước mắt, triển khai nhanh các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nuôi, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra. Về lâu dài, nghiên cứu, bổ sung thêm các cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường có vai trò nhà nước hỗ trợ để đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và nông dân.
 
Quốc Trung
Nguồn:daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 289

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 284


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1024760

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72707469