05:14 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đột phá nuôi cá ở huyện vùng cao Chợ Mới

Chủ nhật - 10/11/2019 01:22
Từ trước tới nay, ở các huyện vùng cao, người dân thi thoảng kiếm được bữa cá sông suối nhưng số lượng hạn chế do bị đánh bắt kiểu tận diệt. Cá chuyển từ miền xuôi lên thì giá bị đẩy lên cao 3 tới 4 lần.
Một hộ nông dân nuôi cá lồng ở xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới.

Giống như các địa phương miền núi khác, nông dân ở huyện Chợ Mới thường không chủ động được cây, con giống. Đặc biệt là nghề chăn nuôi thủy sản càng khó khăn. Con giống vận chuyển từ các tỉnh miền xuôi lên, quãng đường xa xôi, mất nhiều thời gian vận chuyển nên không đảm bảo về chất lượng. Việc phát triển nghề nuôi cá ở miền núi thường gặp rất nhiều khó khăn ngay từ con giống chứ chưa nói tới kinh nghiệm hay kiến thức kỹ thuật về chăn nuôi thủy sản.

Huyện Chợ Mới xác định để phát triển nghề chăn nuôi thủy sản tại địa phương, thì việc đầu tiên phải chủ động về con giống. Theo đó, UBND huyện đưa hẳn nội dung nuôi ương cá giống vào kế hoạch triển khai thực hiện các mô hình cây trồng, vật nuôi năm 2019.

Điểm thực hiện là xã Thanh Mai, nơi được coi là trung tâm vùng phía tây của huyện. Cùng với các địa phương lân cận là Thanh Vận và Mai Lạp, nơi có diện tích mặt nước lên tới gần 80ha.

Ông Bùi Nguyễn Quỳnh – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Mới cho biết, huyện đã cử cán bộ kỹ thuật về ăn ở tại địa bàn, hướng dẫn bà con từ lúc thả nuôi cá bột cho tới khi cá giống đủ điều kiện về kích thước, độ tuổi được xuất bán. Dù mới triển khai nuôi ương cá giống từ tháng 3/2019, nhưng hiệu quả rất tích cực, bước đầu trở thành nguồn cung cá giống chất lượng tại địa phương. Tuy nhiên do mới thực hiện, số lượng cá giống chỉ đáp ứng được một phần, trong khi nhu cầu rất lớn.

Chỉ có 4 hộ thực hiện nuôi ươm cá giống đã được hỗ trợ 1 phần về cơ sở vật chất như bể chứa, dụng cụ đánh bắt, bình ô xy. Giống cá bột được tuyển chọn, nhập từ trại giống Cù Vân, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), có chứng nhận nguồn gốc con giống bố mẹ. Sau một thời gian nuôi ươm, con giống được đánh giá là rất chất lượng, sinh trưởng tốt. Trong khi đó giá thấp hơn nhiều so với cá giống nhập về từ nơi khác.

Ông Hà Văn Kỳ là một trong những hộ mới được huyện hỗ trợ và chuyển giao mô hình nuôi cá giống từ tháng 3/2019. Với 3 ao cá có diện tích vào khoảng 2.000m2, nhưng đã đem lại tổng thu nhập cho gia đình khoảng hơn 60 triệu đồng. Theo ông Kỳ thì nhu cầu con giống của người nuôi còn rất cao. Dự định thời gian tới ông sẽ cải tạo tiếp hơn 3.000m2 ruộng của gia đình để làm ao cá giống, đồng thời tăng cường đa dạng các loại cá.

Nhà ông Hà Văn Kỳ làm 3 ao cá giống, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.

Trong những năm gần đây, hoạt động chăn nuôi thủy sản của xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới đã có bước phát triển. Là xã vùng cao, nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản ngày một tăng. Đến nay đã có tổng cộng 110 hộ nuôi với hơn 23ha mặt nước. Sản lượng thủy sản đã đáp ứng được một phần nhu cầu của dân trên địa bàn và bán ra thị trường. Thương hiệu cá trắm, cá chép Thanh Mai nổi tiếng thị trường Bắc Kạn bởi chất lượng.

Theo ông Nguyễn Bá Việt – Chủ tịch UBND xã Thanh Mai, nhận thấy nguồn lợi từ thủy sản trong phát triển kinh tế của người dân ngày càng lớn, vì vậy chính quyền địa phương đã định hướng cho người dân. Đầu năm 2019, UBND xã đã trình lên cấp trên xin hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để thực hiện các mô hình chăn nuôi cá giống, cá thương phẩm.

Một khe nước tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới được người dân tận dụng đắp đập thành một hồ nuôi cá rất lớn.

Ngoài việc được hỗ trợ thực hiện thành công mô hình nuôi ươm cá giống, xã Thanh Mai còn được tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ kinh phí tổ chức được 1 lớp dạy nghề chăn nuôi cá cho bà con, thu hút được rất nhiều hộ tham gia. Lớp học nâng cao kiến thức về chăn nuôi, cách phòng bệnh và chữa bệnh vật nuôi thủy sản.

Theo Hội Nông dân huyện Chợ Mới, đã có nhiều hộ thu nhập từ chăn nuôi cá lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Lợi nhuận cao hơn từ 5 - 7 lần trồng cây lương thực, nên mấy năm gần đây chăn nuôi thủy sản đã trở thành phong trào ở Chợ Mới. Nhiều gia đình đã cải tạo từ ruộng thành ao cá, hoặc tận dụng các khe nước giữa các đồi, núi đắp đập làm ao… Có nguồn nước sạch, kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi được nâng cao, nghề nuôi cá đang phát triển tốt. Chất lượng cá nuôi của địa phương được đánh giá thơm ngon, thịt rắn chắc hơn cá của miền xuôi chuyển lên.

Là cách làm không mới đối với các tỉnh miền xuôi, nhưng với một huyện miền núi như Chợ Mới, đây thực sự là đột phá trong chăn nuôi thủy sản cần được nhân rộng.

Theo Toán Nguyễn - Đồng Văn/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 24448

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 96577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73143548