02:05 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đủ chuẩn, nông sản sẽ “đủ lông, đủ cánh”

Thứ ba - 03/04/2018 21:45
Xuất khẩu theo hướng tinh chế, có thương hiệu để gia tăng giá trị kim ngạch đang là hướng đi của nông sản. Việc xác định uy tín, đẳng cấp, sự tin cậy của thị trường thế giới đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn phổ quát về chất lượng, nhưng đây lại là mặt hạn chế của nông sản Việt, được ví như “thiếu lông, thiếu cánh” khi muốn vươn xa.

Lãnh đạo một hội doanh nghiệp (DN) ở Tp.HCM chia sẻ rằng có đi ra nước ngoài tham dự nhiều hội chợ quốc tế mới thấy cách mà các công ty trên thế giới tự giới thiệu đang rất khác. Đó là chỉ còn tên, ngành, logo, website và một dọc những mã số như Global Gap, HACCP, BRC, ISO 22.00, GFSF, USDA, Blosuisse…

Và những mã số này chính là tấm giấy thông hành để đưa những thương hiệu đó đi vào thị trường chính ngạch. Bởi lẽ, đó chính là tên các tiêu chuẩn quốc tế. Khi nhìn vào những tiêu chuẩn này, người tiêu dùng mới có đủ độ tin cậy về chất lượng sản phẩm của những công ty đó.

“Giấy thông hành” ra toàn cầu

Kể ra chuyện này để thấy tầm quan trọng của việc đạt các tiêu chuẩn quốc tế là điều mà các DN Việt nên làm, nhất là trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, để có “giấy thông hành” đi ra thị trường toàn cầu.

Vị lãnh đạo hội DN kể trên cũng nói thêm: khi xuống Đồng Tháp, tiếp xúc với những “thủ lĩnh” nông dân trong nhiều hợp tác xã nông nghiệp, bà có lưu ý với họ đừng tưởng xuất nông sản sang Trung Quốc mà không cần tiêu chuẩn gì. 

Với thị trường này, xuất tiểu ngạch và xuất thô thì không đòi hỏi gì nhiều, nhưng việc thả lỏng mậu dịch ở đây chỉ còn thời gian ngắn nữa. Còn để xuất chính ngạch, một DN cỡ lớn của Việt Nam đã từng phải mất 3 năm đạt những chứng nhận quốc tế mới đủ tiêu chuẩn vào Trung Quốc.

Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh bên lề hội thảo quốc tế ở Tp.HCM ngày 3/4 về Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng để hội nhập thị trường thế giới trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao 2018 (diễn ra từ ngày 3 – 8/3), bà Trần Thị Thúy Hồng, Giám đốc kinh doanh công ty CP Dược Lâm Đồng (Ladophar), cho biết công ty đang quan tâm đến việc đạt những tiêu chuẩn quốc tế để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu (XK).

Thị trường tiêu thụ của DN này (với các sản phẩm chế biến từ cây Atisô) chủ yếu vẫn là trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các công ty bào chế thuốc, ngoài ra mới thâm nhập thị trường Hàn Quốc và Thái Lan.

Theo bà Hồng, phía công ty đang muốn mở rộng thị trường XK sản phẩm từ Atisô sang thị trường Nhật Bản, EU – vốn là những thị trường khó tính, đòi hỏi những tiêu chuẩn cao về độ an toàn.

Để nông sản Việt vươn xa ra thị trường toàn cầu đòi hỏi cần phải đủ chuẩn

Chờ doanh nghiệp đủ chuẩn

Thực ra, khi xuất sang Hàn Quốc hay Thái Lan, về mặt tiêu chuẩn, Ladophar không gặp khó khăn gì vì công ty đã đạt chuẩn về Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) cũng như đã được cấp Giấy chứng nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). 

Nhưng DN này đang muốn tìm hiểu thêm là với các tiêu chuẩn hiện tại đã đạt được liệu đáp ứng được đến đâu tại những thị trường XK mà họ muốn thâm nhập để có lộ trình thực hiện.

Cũng theo bà Hồng, Ladophar có ba nhà máy sản xuất và vùng nguyên liệu lớn về cây Atisô ở tỉnh Lâm Đồng. Hầu như các đối tác trước khi ký hợp đồng với công ty đều đến đánh giá về vùng nguyên liệu đã đạt chuẩn về an toàn hay chưa và vừa đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn mà DN đạt được vừa đối ứng với thực tế, chẳng hạn như quy trình sản xuất, về mặt công nghệ…

Thực tế cho thấy, thay vì chỉ gia công, xuất thô, nông sản Việt hiện nay cần phải tính đến việc XK sản phẩm tinh chế, có thương hiệu. Việc xác định uy tín, đẳng cấp, độ tin cậy trên thị trường thế giới đòi hỏi mặt hàng nông sản phải đạt được những tiêu chuẩn phổ quát về mặt chất lượng sản phẩm.

Dù không XK mà khi tiêu thụ trong nước cũng phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Như thông tin của Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn của Tp.HCM, đến nay đã cấp 183 giấy chứng nhận cho 94 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi trên địa bàn Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận với tổng sản lượng 103.138,8 tấn rau củ quả, trái cây/năm, gần 5 triệu quả trứng gà/năm và 0,8 triệu lít nước mắm/năm.

Nên nhắc lại, trong “Báo cáo Quản lý rủi ro An toàn thực phẩm Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới hồi năm ngoái có lưu ý về việc phần lớn các nhà sản xuất trong nước không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm. Hơn nữa, khả năng truy xuất trong toàn chuỗi thực phẩm còn lỏng lẻo.

Theo giới chuyên gia, giấy chứng nhận chuẩn an toàn quốc tế chính là mang đến giá trị thương hiệu cho DN Việt cũng như hỗ trợ DN có thể vươn ra những thị trường khác. Nhưng cần thẳng thắn nói rằng việc XK nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang những thị trường có giá trị cao, chẳng hạn như của EU còn rất khiêm tốn, chiếm tỷ trọng chỉ 1,8%.

Điều mà nhiều sản phẩm nông sản Việt còn thiếu là chưa đảm bảo tuân thủ mọi yêu cầu về Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) của EU cũng như các yêu cầu kỹ thuật, đóng gói, ghi nhãn…, nhất là những quy tắc chung về vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.

Thực tế cho thấy, hiện chỉ 4% DN nhỏ và vừa của Việt Nam có quy trình chế biến nông – thủy sản đáp ứng được quy định của các thị trường lớn như EU hay Mỹ, Nhật, Hàn, Australia… Còn lại, hầu hết DN nhỏ và vừa chưa đáp ứng nổi. Cho nên, để nông sản Việt “đủ lông, đủ cánh” ra thị trường thế giới đòi hỏi các DN cần có đủ chuẩn. 

Thế Vinh
http://thoibaokinhdoanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 474


Hôm nayHôm nay : 26256

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 502189

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70729504