19:37 EDT Thứ sáu, 24/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự kiến phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân cao nhất 50 triệu đồng/xe/năm

Thứ tư - 21/03/2012 21:31
Ngày 21-3, thông tin từ Bộ GTVT cho biết, vừa trình lên Chính phủ Báo cáo bổ sung đề xuất thu Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và Phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Nếu đề án thu phí được duyệt, ô tô vào khu trung tâm TPHCM giờ cao điểm sẽ bị thu phí. Ảnh: Đức Trí

Nếu đề án thu phí được duyệt, ô tô vào khu trung tâm TPHCM giờ cao điểm sẽ bị thu phí. Ảnh: Đức Trí

Trong đó, Bộ GTVT đã thống nhất sửa tên gọi “Phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” thành “Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” theo ý kiến của Bộ Tài chính cho sát với mục tiêu, nội dung của phí và giữ nguyên tên gọi đối với “Phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm”.

Đối tượng thu của loại “Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống và mô tô, không thu phí đối với xe công (xe của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội, xe công an, xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài). Riêng với mô tô, lùi thời gian thực hiện thu Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ ít nhất là 6 tháng kể từ khi thu phí đối với ô tô.

Với phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, UBND cấp tỉnh có quyền quy định thời gian thu, khu vực thu, hình thức thu nhưng không vượt quá mức thu dự kiến là 30.000 đồng/lượt đối với ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại. Đặc biệt, mức thu Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ của năm sau được tính tăng 5% so với mức thu của năm trước liền kề.

Cũng tại văn bản này, Bộ GTVT khẳng định không có phí chồng lên phí vì mỗi loại phí khác nhau cả về mục tiêu thu, đối tượng thu. Về tính khả thi trong việc triển khai thu Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đối với mô tô, Bộ GTVT cho rằng, loại phí này được thu một lần cho 1 năm xe lưu hành, việc tổ chức thu hoàn toàn khả thi và không khó khăn trong thực hiện, bởi chính quyền sở tại luôn quản lý chắc số lượng xe mô tô của từng hộ gia đình sinh sống trên địa bàn.

Theo SGGP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108


Hôm nayHôm nay : 47848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1379096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61701053