07:01 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự tính sáp nhập Vinaphone, Mobifone và mối lo độc quyền

Thứ ba - 20/03/2012 20:59
Hồ sơ đề án sáp nhập hai nhà mạng Vinaphone và Mobifone đã được VNPT chuyển đến cấp có trách nhiệm xem xét
Có ý kiến cho rằng, VNPT không muốn cổ phần hoá Mobifone, mà sáp nhập, vì không muốn mất khoản lợi nhuận lớn mà doanh nghiệp này đem lại. Ảnh: Lê Quang Nhật

Có ý kiến cho rằng, VNPT không muốn cổ phần hoá Mobifone, mà sáp nhập, vì không muốn mất khoản lợi nhuận lớn mà doanh nghiệp này đem lại. Ảnh: Lê Quang Nhật

Ông Bùi Quốc Việt, người phát ngôn của VNPT cho biết như vậy. Theo nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 6.4.2011, tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) không thể cùng lúc sở hữu hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone. Đứng trước lựa chọn: hoặc là cổ phần hoặc là sáp nhập, VNPT đã chọn phương án sáp nhập. Kế hoạch này đã được trình Chính phủ.

Hai thành một?

Theo ông Bùi Quốc Việt, lãnh đạo tập đoàn đã xác định mô hình mới cho hai nhà mạng: một bộ máy lãnh đạo, chiến lược kinh doanh chung, khai thác chung hạ tầng, đầu số di động của từng nhà mạng sẽ được giữ nguyên… Nghĩa là, sẽ có một thương hiệu mới cho mô hình này. Tuy nhiên, ông Việt từ chối cung cấp những thông tin chi tiết hơn như: mục tiêu, thương hiệu của mô hình mới vì cho rằng, đây chỉ mới là dự án, còn phải chỉnh sửa nhiều từ tên gọi của mô hình cho đến cấu trúc, chức năng, phạm vi hoạt động của mô hình mới. “Điều duy nhất mà chúng tôi có thể khẳng định sẽ không có gì thay đổi chính là quyền lợi của các thuê bao đang hoạt động của hai nhà mạng”, ông Việt nói.

Nếu đề án sáp nhập được thông qua, mô hình Vina-Mobi sẽ chiếm khoảng 60% thị phần điện thoại di động Việt Nam với số lượng thuê bao khoảng 75 triệu thuê bao. “Mobifone có chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Vinaphone có thế mạnh về hạ tầng mạng, độ phủ sóng rộng. Nếu biết kết hợp thế mạnh của hai nhà mạng, mô hình này sẽ lớn mạnh với hiệu suất kinh tế cao. Mô hình mới, không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng phổ thông mà còn đủ sức để khai thác các giá trị gia tăng cho khối doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trên nền mạng 3G”, ông Hoàng Ngọc Diệp, chuyên gia về viễn thông nhận định.

Cuối năm 2011, một nguồn tin cho biết, hai nhà mạng được sáp nhập theo kiểu “ở chung nhà nhưng ăn riêng”. Nghĩa là, hạ tầng của nhà mạng nào thì nhà mạng đó khai thác, chiến lược kinh doanh riêng... “Có khả năng sẽ có một tổng công ty với hai công ty con là hai nhà mạng. Nếu có điểm mới chính là nguồn nhân lực của từng nhà mạng sẽ được tính toán lại theo hướng ít hơn để tiết kiệm chi phí”, nguồn tin này nói thêm.

Sợ độc quyền

Tháng 4 năm ngoái, khi nghị định 25/CP được ban hành, giới am hiểu về viễn thông có nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc VNPT lựa chọn hình thức cổ phần hay sáp nhập. Năm 2005, Chính phủ đã yêu cầu VNPT cổ phần hoá Mobifone nhưng đến nay phương án này vẫn chưa được triển khai cho dù việc xác định giá trị doanh nghiệp của Mobifone đã thực hiện xong. Có ý kiến cho rằng, vì giá trị doanh nghiệp của Mobifone lớn nên cần có thời gian thực hiện, nhưng điều đó cũng mang một thông điệp ngầm: VNPT không muốn đánh mất Mobifone khi cổ phần hoá nhà mạng này. Được biết, Mobifone là nhà mạng đóng góp khá nhiều lợi nhuận của VNPT trong nhiều năm qua. Việc VNPT chọn hình thức sáp nhập là cách để né những quy định có trong nghị định 25/CP, cũng như bảo toàn lợi nhuận và tạo thế cạnh tranh mới trên thị trường.

Một chuyên gia viễn thông đặt ra hai vấn đề: “Cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động có tiếp tục phát triển bền vững được không nếu một doanh nghiệp chiếm 60% thị phần? Khách hàng có còn hưởng lợi bởi những dịch vụ, chương trình khuyến mãi khi sự cạnh tranh ít đi?” Mô hình mới, nếu được tổ chức tốt có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các nhà mạng còn lại, kể cả nhà mạng lớn như Viettel.

TS Nguyễn Quang A cho rằng, nếu mô hình mới ra đời với thị phần khống chế như vậy, các cơ quan hữu trách, bằng công cụ và chính sách nên tạo cơ hội cho các nhà mạng khác phát triển để “hạn chế sức mạnh của mô hình mới mà VNPT đang muốn xác lập”. “Nếu không làm được những vấn đề trên, sẽ có khả năng hai nhà mạng lớn (mô hình Vina-Mobi và Viettel) bắt tay nhau lũng đoạn thị trường”, TS Quang A đặt vấn đề. TS Quang A đề xuất hai phương án: bán 80% vốn tại một trong hai nhà mạng cho các nhà đầu tư khác qua hình thức cổ phần hoá, hoặc là bán 80% vốn của một trong hai công ty đó cho tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Đề xuất hai phương án nhưng TS Quang A cho rằng: “Cổ phần hoá là phương án tốt nhất nhưng khó khả thi vì bán 80% vốn của một trong hai nhà mạng trên là việc không đơn giản”.

Đề án sáp nhập Mobifone và Vinaphone trong giai đoạn trình, nghĩa là vẫn có khả năng không được thông qua.

GIA VINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 51273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1081586

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61403543