05:27 EST Thứ ba, 14/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa chăn nuôi gia cầm lên vị thế mới hướng đến xuất khẩu

Thứ sáu - 12/04/2019 04:12
KTNT Trong những năm qua chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển, gần đây có thể coi là một sự nhảy vọt: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn hơn. Năng suất và chất lượng ngày càng tăng.

Những yếu tố đó làm cho chăn nuôi gia cầm không hoàn toàn phải là một nghề phụ nữa mà nhiều nơi đã trở thành một trong những nghề sản xuất chính trong sản xuất Nông nghiệp. Về mặt xã hội chăn nuôi gia cầm đã có vị thế mới, góp phần làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia cầm do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức sáng nay (12/4) tại Hà Nội.

Thế mạnh phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong những năm qua số đầu gia cầm tăng bình quân mỗi năm trên 6%. Sản lượng thịt hơi của gia cầm đạt trên 1 triệu tấn, trứng đạt trên 11 tỷ quả. Đạt được thành quả đó là do Việt Nam đang sở hữu một bộ giống gia cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, gồm các giống gia cầm siêu thịt, các giống gia cầm siêu trứng, kiêm dụng, các giống gia cầm từ nguồn nhập ngoại, nguồn gen quý trong nước và chọn tạo ra các dòng giống mới.

 

vna_potal_hoi_nghi_thuc_day_san_xuat_va_xuat_khau_san_pham_gia_cam_110638700_3816015.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

Báo cáo tại Hội nghị Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cũng nêu rõ, theo số liệu thống kê của 3 năm (2016-2018) thì tổng sản lượng thịt gia cầm chiếm 17,5-19% so với tổng sản lượng thịt các loại, tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 6,83%; thịt gà tăng trưởng bình quân 6,46%, trong đó thịt gà nuôi công nghiệp tăng trưởng bình quân là cao nhất 8,89%; thịt thủy cầm tăng cao tới 8,09% trong đó thịt vịt tăng 8,75%, ngan tăng trưởng bình quân 5,49%, ngỗng tăng trưởng cao nhất là gần 22%.

Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, thịt gà gần 840 ngàn tấn chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258 ngàn tấn chiếm 23,5%.

Đồng thời, chăn nuôi gia cầm đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về con giống và trang thiết bị, đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất quan trọng, đã có được những bước đột phá trong khoa học công nghệ để cho ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao có tính cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển giao nhanh và có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, để đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hoá trong ngành chăn nuôi gia cầm góp phần chuyển dịch sang sản xuất hàng hoá để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và như vậy mới có thể công nghiệp hoá hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn.

Đến nay có thể nói rằng đã có nhiều thay đổi về phương thức nuôi, chất lượng con giống và sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp một cách hợp lý hơn, có nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này một cách bài bản, cùng những giải pháp căn cơ và đã có những sản phẩm gia cầm có lợi thế, có tính cạnh tranh, tham gia xuất khẩu đi một số nước.

 

che-bien-thit-ga-xuat-khau-lao-dong-dai-loan2.jpg
Chế biến thịt gà phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: IT)

 

Việt Nam đã cơ bản làm chủ được công nghệ sản xuất con giống bố mẹ trong nước, đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao cho nên các giống gia cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi.

Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm còn hạn chế trong liên kết sản xuất, còn tình trạng mất cân đối cung - cầu do chăn nuôi nông hộ còn nhiều, giá thành sản phẩm còn cao, dịch bệnh luôn đe dọa. Nên chăn nuôi gia cầm cần phải có định hướng và các giải pháp để phát triển bền vững.

Với nhiều dư địa

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong bối cảnh ngành chăn nuôi gia súc đang gặp nhiều khó khăn, việc phát triển chăn nuôi gia cầm là một giải pháp giúp cân bằng ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.

Hiện nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt gia cầm ngày càng tăng cao, với thị trường trên 97,2 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch. Bên cạnh đó, trứng vịt là một trong những sản phẩm có khả năng xuất khẩu các nước Đông Nam Á và Nam Á. Thịt và gan xuất khẩu sang các nước châu Âu.

Việc tiếp cận và tham gia các tổ chức Quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương, Hiệp định thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm gia cầm.

Công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi được tăng cường, Luật Chăn nuôi và các văn bản dưới luật sẽ có hiệu lực từ năm 2020, chăn nuôi sẽ có điều kiện đạt được hiệu quả cao.

Hướng đến thị trường quốc tế

Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết, với dân số 97,2 triệu người (năm 2019) và nền kinh tế tăng trưởng ổn định, Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng của chăn nuôi gia cầm. So với các nước trong khu vực, Việt Nam tiêu thụ thịt gà ở mức chưa nhiều và còn có xu hướng tăng cao.

vna_potal__hoi_nghi_thuc_day_san_xuat_va_xuat_khau_san_pham_gia_cam_110643276_3816016.jpg
Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng xét cả về thịt gia cầm và trứng vẫn có nhiều dư địa phát triển. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

Mặt khác, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sản lượng tiêu thụ trứng gà của người dân Việt Nam còn rất thấp, chỉ ở mức 89 quả/người/năm. Trong khi đó ở các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia sản lượng này ở mức 125-340 quả/người/năm, người Israel ăn trứng nhiều nhất thế giới, trung bình là 404 quả/người/năm. Ngoài ra, ngành sản xuất bánh kẹo, thực phẩm chế biến trong nước cũng đang phát triển, đẩy tăng nhu cầu trứng gia cầm các loại. Các dự báo cũng cho thấy, việc sản xuất và tiêu thụ trứng sẽ tăng mạnh trong những năm tới vì Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng và hội nhập nhanh vào nền kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, sản xuất trên thế giới năm 2019 được dự báo tăng 3% so với năm 2018 đạt mức 98,4 triệu tấn. Đây là tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua, phần lớn do nhu cầu tăng tại Trung Quốc. Đó chính là cơ hội lớn để đẩy mạnh ngành chăn nuôi gia cầm vươn ra thị trường thế giới.

“Như vậy, xét cả về thịt gia cầm và trứng, thị trường trong nước  và quốc tế vẫn có nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác,” ông Nguyễn Quốc Toản khẳng định.

Phát biểu kết luận Hội nghị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, rất nhiều ý kiến đã được đưa ra tại hội nghị nhằm thúc đẩy sản xuất và hướng đến xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Trước mắt, cần phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: trứng muối, thịt gà, thịt vịt đã qua chế biến nhiệt (ví dụ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước ASEAN).

“Tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn có nhứng nhận chất lượng. Đồng thời cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường trên thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm (Koyu United, CP...) Đồng thời tiếp tục mở thị trường và xuất khẩu sản phẩm gia cầm vào các thị trường tiềm năng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin...),” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói./.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 852

Máy chủ tìm kiếm : 47

Khách viếng thăm : 805


Hôm nayHôm nay : 118857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 658155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73705126