06:40 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đức Thọ kịp thời khống chế bệnh đạo ôn trên lúa

Chủ nhật - 17/03/2019 08:31
Kiểm tra tình hình bệnh đạo ôn trên lúa tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận cơ quan chuyên môn và các địa phương đã có giải pháp khống chế bệnh đạo ôn kịp thời.
ha-tinh.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng cán bộ cơ quan chuyên môn kiểm tra tình hình bệnh đạo ôn trên lúa tại Đức Thọ.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp huyện Đức Thọ, từ cuối tháng 1/2019, bệnh đạo ôn xuất hiện với tỉ lệ rải rác trên trà gieo cấy sớm, vết bệnh cấp 1 trên các giống nhiễm Xi23, P6.

Tiếp đó, nấm bệnh đạo ôn phát triển mạnh trên các giống nhiễm như P6, Xi23, tỷ lệ bệnh phổ biến 1 - 3%, nơi cao 5 - 7%; cục bộ ở những ruộng bón thừa đạm có bộ lá xanh non tỷ lệ 10 - 15%, vết bệnh cấp 1. Tổng diện tích nhiễm bệnh đạo ôn khoảng 70 ha.

Ngay sau khi phát hiện hiện tượng nhiễm bệnh, cơ quan chuyên môn cùng các địa phương đã có nhiều biện pháp phòng trừ kịp thời. Đến nay, bệnh đạo ôn đã được khống chế, hiện bệnh không lây lan, phát triển gây hại thêm.

Qua thực tế kiểm tra tình hình dịch bệnh đạo ôn tại Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận công tác theo dõi, kiển tra, phát hiện và phòng chống dịch bệnh của địa phương. Đồng thời yêu cầu các phòng, ban liên quan và các địa phương tiếp tục tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng trừ bệnh; hướng dẫn nhân dân xử lý dứt diểm những diện tích bị nhiễm, không để bệnh phát sinh trên diện rộng.

Phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở; tổ chức rà soát, nắm chắc diễn biến tình hình bệnh, hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức phòng trừ kịp thời, hiệu quả; không để bệnh đạo ôn trên lá phát sinh gây hại ở cổ bông khi lúa trổ.

Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở cơ sở, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vụ tôm xuân hè, Lộc Hà thả nuôi 40 triệu con giống

Thời điểm này, bà con nông dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang khẩn trương thu hoạch tôm vụ đông muộn và tập trung cải tạo ao hồ nuôi vụ xuân hè với tâm thế phấn khởi.

tom.jpg

Những ngày qua, nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Thạch Bằng đang tất bất bởi vừa thu hoạch tôm vụ đông, vừa cải tạo ao đầm để chuẩn bị thả giống vụ mới. Vậy nhưng ai cũng vui vì tôm được mùa, được giá, nhất người nuôi được toàn quyền lựa chọn thời điểm bán, thậm chí cả giá bán…

Nếu được chứng kiến cảnh gia đình anh Trần Văn Ân và một số hộ khác tại xã Thạch Bằng thu hoạch tôm vụ đông, dám chắc, ai cũng muốn nuôi tôm. Chỉ trong 2 ngày (14 và 15/3), gia đình anh Ân đã thu bán trên 20 tấn tôm, giá 265.000 đồng/kg, thu lãi ròng trên 3,3 tỷ đồng, chưa tính số tiền bán tôm trước Tết.

Nhìn từng mẻ tôm chắc bóng, đạt 45 – 47 con/kg, nhảy tanh tách từ hồ nuôi lên xe đông lạnh, tôi hiểu rằng, người nuôi tôm đang từng bước làm chủ tiến bộ kỹ thuật để vươn lên làm giàu.

“Được giá như vậy là bởi vào thời điểm này, nguồn cung ít. Hơn nữa, tôm đạt kích cỡ lớn nên khách hàng rất chuộng… Cứ vào dịp trước, trong và sau Tết có tôm bán thì thu tiền sướng lắm…” - anh Ân thổ lộ.

Cùng với thu hoạch tôm vụ đông, thời điểm này, tại các vùng nuôi trên địa bàn huyện Lộc Hà, đi đâu cũng bắt gặp cảnh bà con đang tiến hành tập trung tháo cạn nước để cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho công tác thả giống năm 2019.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn, diện tích nuôi tôm năm 2019 của huyện là 133 ha (tôm thẻ 100 ha, tôm sú 33 ha); tập trung tại 6 xã: Thạch Bằng, Thạch Châu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Mỹ và Thịnh Lộc. Số lượng giống tôm thả nuôi ước tính 40 triệu con, chủ yếu lấy từ Công ty CP thủy sản Thông thuận, Công ty Thiên Phú, các trại giống Kỳ Anh, Nam Mỹ, Nam miền Trung...

Nghệ An: Dứa chín sớm, giá rớt mạnh

Mặc dù đầu vụ thu hoạch, nhưng giá dứa bán ra tại các nhà vườn ở Nghệ An giảm mạnh so với đầu vụ của năm trước. Hiện giá dứa chỉ có 3.000 - 5.000 đồng/kg, người trồng dứa thất thu.

Ngày 6/3, gia đình anh Trần Văn Nghĩa ở xóm 22, xã Quỳnh Vinh (thị xã Hoàng Mai) thu hoạch dứa bán cho thương lái. Anh Nghĩa băn khoăn: Giá dứa năm nay giảm hơn năm trước. Dứa đầu vụ loại to, đẹp chỉ có 5.000 đồng/kg, loại nhỏ 3.000 đồng/kg. Trong khi đó, đầu vụ năm trước, loại quả to, đẹp có giá 7.000 đồng/kg. Gia đình anh Nghĩa có 4 ha dứa, dự kiến thu hoạch ít nhất 130 tấn quả. Vì giá dứa giảm 2.000 đồng/kg so với năm trước, nên gia đình anh dễ thất thu hàng chục triệu đồng.

dua.jpg

Hiện, giá dứa giảm mạnh so với đầu vụ của năm trước; giá bán chỉ được 3.000 - 5.000 đồng/kg. Ảnh: Xuân Hoàng

Xã Quỳnh Vinh là một trong những địa phương có nhiều diện tích dứa của TX Hoàng Mai với trên 70 ha, trong đó khoảng 50% diện tích đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay giá dứa giảm nên người dân không mặn mà.

Ông Vũ Lê Hùng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Vinh chia sẻ: Cách đây 2 năm, giá dứa đầu vụ dao động từ 9.000 - 12.000 đồng/kg. Người dân phấn khởi nên có hộ trồng thêm diện tích. Nhưng thời điểm hiện tại, dù bắt đầu vào thu hoạch nhưng giá bán xuống thấp. Do đó, chủ trương của xã là ổn định diện tích dứa, không mở rộng thêm diện tích trong các vụ tới để tránh tình trạng được mùa mất giá.

Ông Hồ Diên Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng cho biết: Thực hiện quy hoạch cây trồng của địa phương, bà con nông dân trồng được 85 ha dứa, trong đó 60 ha đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, giá dứa năm nay giảm hơn năm trước, chỉ có 3.000 đồng/kg, loại quả đẹp 4.000 đồng/kg. Trong khi đó nhà máy chỉ thu mua với giá 1.800 đồng/kg.

Nguyên nhân dứa đầu vụ giảm giá, theo ông Thắng là do thời điểm này thương lái đến thu mua dứa chưa nhiều. Trong khi đó, phía Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu thu mua với số lượng cũng không nhiều, lại chọn quả từ 500 gam trở lên, nên khó khăn cho đầu ra. Song, người trồng dứa thì cho rằng, giá dứa đầu vụ năm nay giảm nhiều có thể do năm nay thời tiết nắng ấm, dứa chín sớm, trong khi khách du lịch chưa nhiều nên khó tiêu thụ.

Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai là 2 địa phương có diện tích dứa nhiều nhất tỉnh, với khoảng gần 1.000 ha. Trong khi nhu cầu nhà máy thu mua còn ít, bởi vậy các địa phương cần tuyên truyền cho bà con không nên mở rộng diện tích dứa quá nhiều, dẫn đến tình trạng ế ẩm, khó tiêu thụ.

Thanh Hóa: Trồng 138ha hoa, cây cảnh theo hướng tập trung

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 2-2019,  toàn tỉnh có 138 ha trồng hoa, cây cảnh tập trung, tăng 4 lần so với năm 2016.

thanh-hao.jpg

Mô hình trồng hoa của gia đình anh Lê Văn Lượng, thôn Thọ Hải, xã Dân Lực (Triệu Sơn).

Sản lượng hoa hằng năm đạt khoảng 80 - 90 triệu cành/bông; khoảng 500.000 đến 600.000 chậu hoa các loại...

Diện tích hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu ở TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và các huyện Đông Sơn, Quảng Xương, Triệu Sơn... Nghề trồng hoa, cây cảnh tạo việc làm cho hơn 16.320 lao động, với thu nhập bình quân khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Theo Ngọc Thủy/Báo KTNT.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 380

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 379


Hôm nayHôm nay : 63805

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1122106

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71349421