06:38 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

E dè khi quy hoạch mắc-ca!

Thứ hai - 09/05/2016 08:11
Theo quy hoạch mới công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cây mắc-ca đến năm 2020 sẽ chỉ gần 10.000ha thay vì 200.000ha như tham vọng của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, tức chỉ bằng gần 5% mức đề xuất. Thế nhưng quy hoạch là một chuyện, còn thực tế, diện tích cây mắc-ca được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên đã vượt xa!
Vào cuối năm 2014, Cty CP Him Lam cùng LienVietPost Bank đã xây dựng đề án đầu tư phát triển cây mắc-ca tại Tây Nguyên, tổng trị giá khoảng 20.000 tỉ đồng. Dự án bắt đầu triển khai cụ thể từ năm 2015 để nhân rộng diện tích lên 250.000ha, biến Tây Nguyên t

Vào cuối năm 2014, Cty CP Him Lam cùng LienVietPost Bank đã xây dựng đề án đầu tư phát triển cây mắc-ca tại Tây Nguyên, tổng trị giá khoảng 20.000 tỉ đồng. Dự án bắt đầu triển khai cụ thể từ năm 2015 để nhân rộng diện tích lên 250.000ha, biến Tây Nguyên t

Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và định hướng năm 2016 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tổ chức ở Kon Tum đầu năm vừa qua, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng (NH) Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Trưởng ban Chỉ đạo Nghiệp vụ và Truyền thông Mắc-ca cho biết, hai nhà máy chế biến mắc ca sắp hoàn thành, hai vườn ươm lớn tại tỉnh Lâm Đồng có công suất một triệu cây giống/năm/vườn đang được xây dựng.

Một cuộc khảo sát được tiến hành trên khoảng 1.000 hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng, kết quả cho thấy khoảng 48% tỉ lệ người dân được hỏi sẵn sàng trồng mắc-ca khi được hưởng các ưu đãi, được vay vốn lãi suất thấp từ NH và được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc… Nông dân khắp Tây Nguyên thi nhau trồng mắc-ca theo dự án khuyến nông quốc gia, theo các chương trình của doanh nghiệp và cả trồng tự phát.

Thế nhưng trong “cơn sốt” ca ngợi cây mắc-ca về giá trị kinh tế, ít rủi ro, dễ trồng… thì Bộ NN-PTNN lại vừa khẳng định, từ nay đến năm 2020, mắc-ca chỉ nên hướng tới diện tích khoảng 10.000 ha. Quyết định 1134/QĐ-BNN-TCLN do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn ký ngày 5.4 về “Quy hoạch phát triển cây mắc-ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030”. Theo đó, đến năm 2020 tổng diện tích trồng cây mắc-ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên sẽ vào khoảng 9.940 héc ta, và tiềm năng phát triển cây mắc-ca đến năm 2030 vào khoảng 34.500 ha, gồm 7.000 ha trồng tập trung và 27.500ha trồng xen canh, trong đó chủ yếu trồng xen canh ở vùng Tây Nguyên, với khoảng 24.350ha.

Quy hoạch đến năm 2030 phải dựa trên đánh giá hiệu quả của cây mắc-ca giai đoạn 2020, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng địa phương cụ thể.

Về quy hoạch cơ sở chế biến mắc-ca, ngoài các cơ sở chế biến hiện có tại các địa phương, quyết định trên quy hoạch thêm 12 cơ sở chế biến mắc-ca có công suất từ 50 - 200 tấn/cơ sở tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Đến năm 2030, dự kiến có 30 cơ sở chế biến mắc-ca, trong đó Tây Nguyên là 20 cơ sở và Tây Bắc là 10 cơ sở.

Bộ NN&PTNT cũng đưa ra các giải pháp thực hiện quy hoạch. Theo đó, về quản lý giống - vấn đề gây ra nhiều bức xúc đối với nông dân vì thời gian qua do nhu cầu mở rộng diện tích mắc-ca, nhiều giống trôi nổi trên thị trường không được kiểm soát khiến năng suất, chất lượng kém - Bộ xác định tiếp tục nhập nội, nghiên cứu, chọn tạo các dòng, giống mắc-ca mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; đẩy nhanh các bước khảo nghiệm, công nhận giống; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh giống…

Trao đổi về cây mắc-ca, trước đây, Bộ trưởng NN&PTNT - Cao Đức Phát - thừa nhận, mắc-ca cũng là cây á nhiệt đới, mà vùng khí hậu á nhiệt đới trên thế giới rất nhiều chứ không chỉ riêng Việt Nam. Trong khi đến nay, chưa có thông tin nào cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các nước khác về mắc-ca, mà cụ thể là Úc và Mỹ, những thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), những nước đã sản xuất mắc-ca từ rất lâu.

theo Lao Động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 276


Hôm nayHôm nay : 49268

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1187372

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71414687